Danh mục
Các chức danh trong tiếng Anh và cách dùng

Các chức danh trong tiếng Anh và cách dùng


Trong bài viết này, Aroma xin chia sẻ với các bạn các chức danh trong tiếng Anh văn phòng thông dụng được dùng trong các công ty nước ngoài và cách dùng của chúng trong các trường hợp cụ thể.

I/ Các cấp bậc trong công ty, tập đoàn nước ngoài  

Trong nhiều tập đoàn, công ty của Mỹ (và một số nước khác), vị trí cao nhất (top position) là Chairman hay President (Chủ tịch), dưới đó là các Vice president (Phó Chủ tịch), officer (hoặc director) – người điều hành, quyết định những việc quan trọng, rồi đến general manager, manager – người phụ trách công việc cụ thể.

chức-danh-bằng-tiếng-anh-trong-công-ty-mỹ

Các chức vụ có thể được “kiêm”, thường thấy là President and CEO (Chief Executive Officer) – Giám đốc điều hành. Có công ty không dùng CEO điều hành công việc hàng ngày (day-to-day running) mà thay bằng COO (Chief Operating Officer). Đây là vị trí có nhiệm vụ quản lý các nguồn lực, hoạt động tổng thể của công ty và chuyên đưa ra những quyết định quan trọng của công ty, giao tiếp với ban giám đốc, đội ngũ quản lý, các nhóm vận hành.

Chief Marketing Officer (CMO) – Giám đốc Marketing: là người lập kế hoạch, phát triển, thực hiện toàn bộ chiến lược tiếp thị kinh doanh

Chief financial officer là giám đốc tài chính – người quản “túi tiền”, là người lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhóm tài chính và kế toán của một tổ chức

Chief Information Officier – Giám đốc thông tin là vị trí chịu trách nhiệm kiểm tra các hoạt động của một tổ chức và cách họ đang sử dụng công nghệ/ cách tối ưu hoá các quy trình công nghệ của họ

Chief Data Officier – Giám đốc dữ liệu là vị trí có nhiệm vụ giám sát việc thu thập, lưu trữ dữ liệu của công ty, thường vị trí này sẽ không có trong các công ty truyền thống mà chủ yếu là các công ty chuyên về phân tích dữ liêu.

>>> Để có thể nâng cấp chức danh, tạo cơ hội thăng tiến cho bản thân, hãy tham gia ngay khóa học tiếng anh giao tiếp hà nội cho người đi làm tại AROMA. 

Trong các công ty của Anh, các chức danh trong tiếng anh cao nhất là Chairman, rồi đến Chief Executive Director hoặc Managing Director (hai chức này tương đương nhau nhưng Managing Director được dùng nhiều hơn).

Sau đó đến các giám đốc, gọi là chief officer/director, thấp hơn là manager. Board là từ chỉ toàn thể các director và họ họp ở phòng gọi là boardroom.

Đứng đầu bộ phận hay phòng, ban là director, ví dụ research deparment có research director. Người đứng đầu một department, division, organization… được gọi theo cách “dân dã”, “thân mật”, không chính thức (informal) là boss (sếp).

Managing Director hay được dùng ở Úc, Singapore… ngang với CEO, tương đương tổng giám đốc (director general hay general director) ở ta. Tuy nhiên, ở Philippines, Managing Director được gọi là President.

chức-danh-bằng-tiếng-anh-trong-công-ty-anh

Các chức danh trong tiếng anh ở các công ty lớn của Nhật hơi “rườm rà”. Chẳng hạn, Mitsui O.S.K. Lines – doanh nghiệp vận tải hàng hải lớn nhất thế giới, điều hành đội tàu trọng tải khoảng 45,5 triệu DWT – có cả Chairman và President. Chairman “to” hơn President (tuy cùng dịch là “chủ tịch”).

President Executive Director là chủ tịch công ty, Senior Managing Executive Officer là giám đốc điều hành cấp cao (có 3 vị cùng chức này), rồi đến 9 giám đốc điều hành (Managing Executive Officer); ngay sau đó là 8 giám đốc (Executive Officer). Mỗi vị nói trên phụ trách một phần việc với mức độ quan trọng khác nhau.

chức-danh-bằng-tiếng-anh-trong-công-ty-nhật

Khi đọc danh thiếp, chúng ta không chỉ xem “chức gì” mà nên xem thêm chi tiết khác để biết chức ấy “to” đến đâu, có giống với cách hiểu của ta về “chủ tịch”, “giám đốc” hay “trưởng phòng”, “cán bộ”… không.

Ví dụ: Trên danh thiếp ghi APL (một hãng vận tải biển lớn của Mỹ), sau đó APL Vietnam Limited, North Vietnam Branch Manager. Như vậy manager này thuộc chi nhánh miền Bắc Việt Nam của công ty ở Việt Nam, không phải của APL “xuyên quốc gia” hay của cả nước mà chỉ là “miền Bắc”.

Chúng ta nên quan tâm đến hệ thống chức vụ của mỗi nước (hay mỗi tổ chức) có liên quan, chẳng hạn Secretary là thư ký (ở ta chức vụ này thường thuộc về phái nữ), nhưng Secretary of State ở Mỹ là Bộ truởng Bộ Ngoại giao, UN Secretary General – Tổng thư ký Liên hợp quốc.

Có nước quy định Permanent secretary ngang thứ trưởng, Senior Minister là bộ trưởng cao cấp… Thuật ngữ của Việt Nam, chúng ta hiểu Party General Secretary là Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam, Chairman of Hanoi People’s Committee không giống Mayor (thị trưởng)…

Khi dịch sang tiếng Anh, chúng ta cần xem thực chất chức đó là gì. Cùng là “người đứng đầu”, “trưởng” nhưng dịch rất khác nhau. Với Cục Hàng hải Việt Nam dùng Chairman nhưng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) lại là General Director…

Manager thường là trưởng phòng; head, chief, director cũng là “trưởng”… Có khi “ban” lại lớn hơn cục, vụ (ví dụ: Ban Đối ngoại Trung ương Đảng) và trưởng ban có thể dịch là Director. Trợ lý Tổng giám đốc là Assistant (to) General Director. Bank Governor là Thống đốc Ngân hàng nhà nước (trước đây dịch là State Bank General Director). Thủ tướng Đức là Chancellor, không dùng Prime Minister…

II/ Các chức danh trong tiếng Anh tại cơ sở, phòng ban của công ty

HeadquartersTrụ sở chính
Representative officeVăn phòng đại diện
Branch officeChi nhánh
Regional OfficeVăn phòng địa phương
WholesalerCửa hàng bán sỉ
OutletCửa hàng bán lẻ
DepartmentPhòng, ban
Accounting departmentPhòng kế toán
Administration DepartmentPhòng hành chính
Financial DepartmentPhòng tài chính
Personal Department/ Human Resources DepartmentPhòng nhân sự
Purchasing DepartmentPhòng mua sắm vật tư
Research & Development DepartmentPhòng nghiên cứu và phát triển
Sales DepartmentPhòng kinh doanh
Shipping DepartmentPhòng vận chuyển

III/ Các chức danh trong công ty bằng tiếng anh phổ biến

DirectorGiám đốc
Deputy/ Vice DirectorPhó giám đốc
Chief Executive OfficerGiám đốc điều hành
Chief Information OfficerGiám đốc thông tin
Chief Financial OfficierGiám đốc tài chính
Chief Operation OfficierGiám đốc hoạt đông/ Trưởng phòng hoạt động
Board of DirectorsHội đồng quản trị
Share HolderCổ đông
ExecutiveThành viên ban quản trị
FounderNgười sáng lập
Co- FounderĐồng sáng lập
President (Chairman)Chủ tịch
Vice PresidentPhó chủ tịch
ManagerQuản lý
Department ManagerTrưởng phòng
Section Manager (Head of Division)Trưởng bộ phận
Personnel ManagerTrưởng phòng nhân sự
Finance ManagerTrưởng phòng tài chính
Accounting ManagerTrưởng phòng kế toán
Production ManagerTrưởng phòng sản xuất
Marketing ManagerTrưởng phòng marketing
SupervisorNgười giám sát
Team LeaderTrưởng nhóm
BossSếp
AssistantTrợ lý giám đốc
SecretaryThư ký
ReceptionistNhân viên lễ tân
EmployerChủ
EmployeeNgười làm công, nhân viên
OfficerCán bộ, viên chức
LabourNgười lao động (nói chung)
LabourCông đoàn
ColleagueĐồng nghiệp
ExpertChuyên viên
CollaboratorCộng tác viên
TraineeThực tập sinh
ApprenticeNgười học việc

III/ Các chức danh trong công ty bằng tiếng Anh – Các loại hình doanh nghiệp

Regional OfficeVăn phòng tại địa phương
Branch OfficeChi nhánh công ty
Representative OfficeVăn phòng đại diện
HeadquartersTrụ sở chính
AffiliateCông ty liên kết
Joint Stock CompanyCông ty cổ phần
Limited Liability CompanyCông ty TNHH
Private CompanyCông ty tư nhân
Corporation/ ConsortiumTập đoàn
CompanyCông ty
SubsidiaryCông ty con

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết được các chức danh nghề nghiệp bằng tiếng Anh, cũng như vai trò của từng vị trí trong công ty. Đừng quên chia sẻ và theo dõi các bài viết tiếp theo của AROMA nhé!

Bạn là người đi làm, muốn muốn nâng trình tiếng Anh trong thời gian ngắn, hãy tham khảo các khóa tiếng Anh phù hợp mọi ngành nghề tại AROMA nhé.

nút-đăng-ký

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


sticky content