Danh mục
Cấu trúc của hợp đồng xuất nhập khẩu bằng tiếng anh

Cấu trúc của hợp đồng xuất nhập khẩu bằng tiếng anh


Các quan hệ kinh tế trong hoạt động xuất nhập khẩu rất nhạy cảm, vì vậy để đảm bảo các hoạt động làm ăn rõ ràng, thống nhất giữa các bên cần phải thiết lập hợp đồng xuất nhập khẩu bằng tiếng anh nhưng phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý cũng như phù hợp với quy chuẩn quốc tế.

Tham khảo thêm: Mẫu câu tiếng anh ngành xuất nhập khẩu (http://aroma.vn/mau-cau-tieng-anh-chuyen-nganh-xuat-nhap-khau/)

import 1

Hợp đồng là khái niệm không còn xa lạ trong các quan hệ kinh tế, đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu. Vì sự khác nhau về quốc gia, ngôn ngữ, pháp luật và văn hóa kinh doanh nên các thương nhân cần thiết phải thiết lập luật cho riêng mình nhưng phải đảm bảo các yếu tố hợp lý, hợp pháp, phù hợp với quy chuẩn quốc tế. Nếu hợp đồng vi phạm về mặt hình thức hay nội dung cũng như có các điều khoản không rõ ràng sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến quan hệ làm ăn và có nguy cơ phải đứng trước “ vành móng ngựa”.

Chình vì vậy, để soạn thảo một bản hợp đồng xuất nhập khẩu bằng tiếng anh không hề dễ chút nào! Không những đòi hỏi các kiến thức chuyên môn về hợp đồng, về xuất nhập khẩu mà còn khả năng tiếng anh đỉnh cao nữa. Trong bài viết này, Aroma sẽ trình bày một vài nét cơ bản để các bạn có thể hình dung một bản hợp đồng xuất nhập khẩu bằng tiếng anh được soạn thảo như thế nào.

Cấu trúc cơ bản của hợp đồng gồm có 3 phần:

Phần 1: Tiêu ngữ, căn cứ luật, tên hợp đồng,thông tin chi tiết của các bên.

1.Tiêu ngữ : Socialist Republic of Viet Nam, Independence – Freedom – Hapiness (Đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì tiêu ngữ này không cần thiết.)

2.Tên hợp đồng: Contract/Agreement

3.Căn cứ luật: Abided by/Pursuant to…

4.Thông tin chi tiết của các bên: name of the company ( tên công ty), representative ( đại diện công ty), address ( địa chỉ), Tel ( số điện thoại), Email ( địa chỉ email),Fax ( địa chỉ fax),  bank account ( tài khoản ngân hàng),…

Phần 2: Nội dung của hợp đồng

Đây là phần quan trọng nhất của hợp đồng, thể hiện những thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên, trong một bản hợp đồng xuất nhập khẩu bắt buộc phải có những điều khoản sau:

1.Commodity ( sản phẩm)

– Name of products

– Origin

2.Quality ( Chất lượng )

– Samples ( mẫu hàng hóa)

– Standards ( Tiêu chuẩn)

– Specification of products ( Đặc tính kỹ thuật)

– Descriptions ( Miêu tả)

– Trademark ( Thương hiệu)….

3. Quality ( Số lượng)

4. Price and payment ( giá và phương thức thanh toán)

– Unit price ( đơn giá), Total price ( tổng giá)

– Currency of payment ( đồng tiền thanh toán), time of payment ( thời gian thanh toán), methods of payment ( các phương thức thanh toán), payment documents ( tài liệu, giấy tờ thanh toán),..

5. Delivery ( Vận chuyển)

– Time of delivery ( thời gian vận chuyển), the place of delivery ( địa điểm vận chuyển ), methods of delivery ( phương pháp vận chuyển),..

6.Packing ( Đóng gói)

7.Warranty ( Bảo hành)

– Time of warranty ( thời gian bảo hành), Content of warranty ( nội dung bảo hành),…

8. The right and obligation of party A/ B ( quyền và nghĩa cụ của mỗi bên)

9.Force majeure ( Điều khoản bất khả kháng)

10.Arbitration ( Điều khoản trọng tài)

Thông thường, các bên trong quan hệ hợp đồng xuất nhập khẩu thường lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên mà lựa chọn các phương thức khác như hòa giải, Tòa án,..

11.Insurance ( Bảo hiểm)

12. Other terms and conditions ( Các khoản và điều kiện khác)

Phần 3: Chữ ký của các bên ( Signature), phụ lục nếu có ( Appendix if any),..

Chỉ cần lưu ý những điều khoản nêu trên là bạn đã có thể soạn thaỏ một bản hop dong xuat nhap khau bang tieng anh cơ bản, phù hợp về hình thức cũng như nội dung theo quy định của pháp luật.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


sticky content