Danh mục
CHMA – Công cụ đo lường văn hóa doanh nghiệp

CHMA – Công cụ đo lường văn hóa doanh nghiệp


CHMA là công cụ giúp đo lường và thay đổi văn hoá doanh nghiệp, lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam.

Tâm lý hành vi đội nhóm là phối hợp của 4 kiểu C, H, M, A:

C: Kiểu gia đình, có cha mẹ, anh chị em yêu thương gắn bó. Nơi đội nhóm hướng nội và linh hoạt.

H: Kiểu thứ bậc, tôn ti trật tự. Có cấp trên cấp dưới làm việc theo quy trình hệ thống chặt chẽ, kỷ luật. Nơi đội nhóm hướng nội và kiểm soát.

M: Kiểu thị trường, có tướng lĩnh, có đội ngũ máu lửa, lao ra thị trường tập trung giành chiến thắng, đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận. Nơi đội nhóm hướng ngoại và kiểm soát.

A: Kiểu sáng tạo, người quản lý giàu trí tưởng tượng, đổi mới, cải tiến liên tục. Nơi đội nhóm hướng ngoại và linh hoạt.

Nguồn ảnh: anhnguyet.wordpress.com

 

Tâm lý hành vi đội nhóm được cấu thành bởi 6 yếu tố then chốt:

1. Đặc tính nổi trội của đội nhóm.

2. Người lãnh đạo đội nhóm.

3. Nhân viên trong đội nhóm.

4. Chất keo gắn kết mọi người với nhau trong đội nhóm.

5. Chiến lược tập trung của đội nhóm.

6. Tiêu chí thành công của đội nhóm.

Để đo lường các yếu tố này, phần mềm KMC-CHMA sẽ tiến hành tính toán dựa trên bài trắc nghiệm tâm lý hành vi đội nhóm của bạn và cho ra một đồ thị về văn hoá hiện tại (now) cũng như văn hoá kỳ vọng (wish) ở tương lai mà bạn muốn thay đổi cho đội nhóm của mình.

Nguồn ảnh: anhnguyet.wordpress.com

ỨNG DỤNG CỦA CÔNG CỤ CHMA

Qua quá trình ứng dụng vào thực tiễn, công cụ này đã chứng minh hiệu quả trong việc giúp các trưởng nhóm quản trị, định hướng, thay đổi và điều chỉnh tâm lý hành vi đội nhóm của mình như mong muốn:

– Giúp các trưởng bộ phận tạo sự đồng thuận trong bộ phận của mình, giải quyết và phòng tránh các xung đột

không đáng có giữa các thành viên trong bộ phận.

– Giúp nhà lãnh đạo tạo một hệ thống làm việc liên hoàn, hiệp lực và linh hoạt giữa các bộ phận với nhau, đưa

công ty đi cùng phát triển một hướng mạnh mẽ.

– Giúp nhân viên và các bộ phận hiểu vai trò của mình, đồng cảm với người quản lý và người lãnh đạo, nhận

trách nhiệm làm việc vì mục tiêu chung của công ty.

– Thấu hiểu tâm lý đội nhóm của mình sẽ giúp các

thành viên trong đội hiệp lực “teamwork” tốt hơn.

– Hiểu tâm lý đội nhóm khác trong cùng doanh nghiệp sẽ giúp các đội nhóm phối hợp ăn ý và hiệp lực với nhau giúp công ty phát triển.

– Giải quyết được xung đột giữa các đội nhóm

Trân trọng cảm ơn người cung cấp thông tin và ảnh: Ms Ánh Nguyệt và cộng đồng Vitashare


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


sticky content