Danh mục
Lưu ý khi đàm phán lương bằng tiếng Anh

Lưu ý khi đàm phán lương bằng tiếng Anh


Tiếng Anh cho người đi làm là yêu cầu cần thiết với mỗi người. Đặc biệt là khi bạn làm việc cho các Công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó đàm phán lương bằng tiếng Anh là điều chắc chắn phải thực hiện. Cần chú ý những gì khi đàm phán lương bằng tiếng Anh?

Lưu ý trước khi đàm phán lương bằng tiếng Anh

Tiếng Anh cho người đi làm đóng vai trò hỗ trợ không nhỏ cho mỗi người. Những người có khả năng về ngôn ngữ thường được hưởng mức lương cao hơn so với người có cùng trình độ. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có quyền đưa ra “yêu sách” quá mức về mức lương.

“Đàm phán” là việc giữa doanh nghiệp đi thuê nhân viên và người tìm việc. Người tìm việc hiển nhiên luôn muốn một mức lương cao xứng đáng, thậm chí còn hơn cả công sức mà mình bỏ ra. Thế nhưng thực tế chỉ ra rằng nhiều người đưa ra mức lương quá cao mà không chú ý đến quy mô của doanh nghiệp tuyển dụng.

Số khác lại đưa ra những “yêu sách” mà doanh nghiệp tuyển dụng khó có thể đáp ứng. Lương thưởng đàm phán là sự thương lượng giữa hai bên để cùng hài lòng với kết quả. Bạn có thể yêu cầu một mức lương tương xứng với năng lực bản thân sau khi đã khảo sát thị trường, tìm hiểu về doanh nghiệp mà mình tuyển dụng.

Hãy nhớ Tiếng Anh cho người đi làm là lợi thế nhưng không thể vì vậy mà thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp. Nếu bạn để cảm xúc lấn át lý trí khi đàm phán lương thì khả năng thành công sẽ không cao. Năng lực bản thân, thái độ đúng mực là yếu tố quyết định sự thành công khi đàm phán lương.

Lưu ý khi đàm phán lương bằng tiếng Anh

Các doanh nghiệp nước ngoài, công ty đa quốc gia hoặc lãnh đạo là người nước ngoài thường sẽ đàm phán lương bằng tiếng Anh. Hiển nhiên bạn sẽ phải trả lời toàn bộ bằng Tiếng Anh với tâm thế chuyên nghiệp, từ ngữ phù hợp. Người nước ngoài khá cởi mở nên bạn có thể thẳng thắn trước một số yêu cầu khi đàm phán, miễn là không quá mức, quá “yêu sách”. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý về mẫu câu Tiếng Anh dưới đây như:

–         “May I please have a job description?” – Tôi có thể được miêu tả về công việc không?

–         “What is the start date?” – Khi nào là ngày bắt đầu?

–         “Thank you very much. Is this a firm job offer? – Cảm ơn, liệu đây có phải làm một lời đề nghị làm việc thực sự?

–         “Is this salary negotiable?” – Mức lương này có thể đàm phán được không?

–         “Is this base only” – Đây chỉ là lương cứng thôi phải không?

–         “Will there be a sign-on bonus?” – Tôi sẽ có thêm phụ cấp khi gia nhập Quý công ty chứ?

–         “Based on my market research, salary…” – Theo tìm hiểu của tôi trên thị trường thì mức lương…

–         “Do you have any flexibility with that salary?” – Chúng ta có thể đàm phán thêm về mức lương được không?

–         …

Lưu ý khi đàm phán lương bằng email

Bên cạnh đàm phán trực tiếp, Tiếng Anh cho người đi làm có thể sử dụng để đàm phán lương thông qua email. Về bản chất thì bạn vẫn phải đưa ra lời đề nghị của bản thân về mức lương mong muốn. Cách thức đề nghị sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn nếu như nội dung thư email đàm phán của bạn có đủ nội dung cần thiết.

Tức là nội dung của email phải có đủ các phần là mở, thân và kết của một bức thư. Nội dung không cần quá dài mà đi trực tiếp vào vấn đề muốn nói để thể hiện sự chuyên nghiệp. Cụ thể nội dung sẽ bao gồm:

–         Tên của bạn;

–         Dear… – Gửi Công ty hoặc Phòng Nhân sự của Công ty;

–         Lời cảm ơn quý công ty đã tạo điều kiện để bạn có cơ hội đảm nhận vị trí tại dây.

–         Nếu thành tựu trong công việc trước đó của bạn và lý do bạn đưa ra mức lương mà mình mong muốn.

–         Thể hiện mong muốn được làm việc tại Công ty.

–         Lời cảm ơn, tên – họ của bạn.

Bạn muốn biết chi tiết hơn về cách thức đàm phán tiền lương? Bạn muốn tự mình giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh mà không cần tham khảo cách thức? AROMA – Trung tâm Tiếng Anh cho người đi làm sẵn sàng hỗ trợ mọi học viên với chương trình học thiết kế riêng cho từng người, chủ động về thời gian, cam kết hiệu quả học hôm nay – áp dụng ngay ngày mai.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


sticky content