Danh mục
Khắc phục bệnh “lười” học tiếng Anh

Khắc phục bệnh “lười” học tiếng Anh


Học tiếng Anh là chìa khóa mở ra cơ hội trong tương lai cho mỗi người. Thế nhưng không phải ai cũng có kiên trì để theo học và sử dụng thành thạo. Nhiều người bỏ dở giữa chừng do tâm lý chán nản, không nhớ được từ, không biết cách ứng dụng. Phải làm sao để trị được bệnh “lười” này hiệu quả?

“Bắt bệnh để trị bệnh”

Chán nản vì học tiếng Anh mãi không vào

Muốn trị được bệnh thì phải tìm ra căn nguyên hình thành bệnh. Đây là nguyên tắc cơ bản để điều trị mọi căn bệnh. Trong đó có bao gồm bệnh “lười học”. Thực chất có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đặc biệt này. Đơn cử như:

  • Không có hứng thú học tiếng Anh tạo ra tâm lý chán học, không muốn học.
  • Tâm lý học chống đối, học theo kiểu “nghĩa vụ”, ví dụ như học để lên lương, học phí cấp trên yêu cầu nếu không sẽ hạ bậc lương…
  • Không ghi nhớ được từ vựng nên thiếu tự tin trong quá trình áp dụng, dần dần tạo thành tâm lý chán nản không muốn học.
  • Không biết cách áp dụng những thứ đã học được vào giao tiếp trong cuộc sống từ đó nảy sinh tâm lý chán nản.
  • Do không có thời gian vì guồng quay của cuộc sống, của công việc, của gia đình khiến cho quá trình học kéo dài màn hình thành cảm giác chán học, nản chí.
  • Do đặt mục tiêu quá lớn mà không đạt được nên nảy sinh tâm lý tự ti, nghi ngờ vào bản thân rồi hình thành bệnh “lười học”.

Có thể dễ dàng thấy được bệnh “lười” học tiếng Anh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên về căn bản thì lý do chính nằm ở tâm lý chán nản, thiếu tự tin của người học. Đặc biệt là những người đã bước ra khỏi cánh cổng học đường, đang đi làm thì tâm lý này càng dễ nảy sinh.

Phương pháp trị bệnh “lười” học tiếng Anh hiệu quả


Phương pháp trị bệnh “lười” học tiếng Anh hiệu quả

Nguyên nhân gây ra bệnh “lười” học chủ yếu xuất phát từ tâm lý. Vì vậy nếu bạn nằm trong số những người đang mắc căn bệnh này thì cần điều trị từ căn nguyên của bệnh. Bạn là người đi làm, không có nhiều thời gian để nâng cao trình độ tiếng Anh của bản thân, bạn chán nản vì học mãi mà không vào? Trong trường hợp này bạn có thể áp dụng một số phương thức “trị bệnh” như sau:

Không “ép” học

Bạn học tiếng Anh vì có một mục tiêu đã được xác định. Ví dụ như bạn muốn có một tương lai rộng mở hơn, bạn muốn có nhiều cơ hội việc làm hơn hoặc đơn giản là bạn muốn đi du lịch mà không cần phải thuê hướng dẫn viên, phiên dịch viên… Mục tiêu đề ra khiến bạn nghĩ đến việc mình buộc phải nâng cao trình độ tiếng Anh bằng mọi cách.

Suy nghĩ như vậy sẽ khiến bạn chẳng bao giờ có thể học được. Giữ tư tưởng thoải mái, hãy để việc học trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn là cách bạn tạo sự hứng thú với một môn ngoại ngữ mới. Bạn có thể học bất cứ lúc nào thông qua phim ảnh, qua tranh ảnh hoặc đơn giản là vài dòng captions bằng tiếng Anh trên Facebook. Cách học đó sẽ gợi sự hứng thú thay vì tạo tâm lý chán nản.

Xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng

Bất cứ công việc gì muốn hoàn thành đều cần phải có kế hoạch rõ ràng. Bạn muốn học tiếng Anh hiệu quả thì cũng phải có thời khóa biểu nên mục tiêu về việc mỗi ngày học được những gì. Ban đầu bạn có thể đặt mục tiêu đơn giản như học được 5 từ mới mỗi ngày hoặc ghi nhớ được hai câu thoại bằng tiếng Anh.

Những từ mới, không phải mà bạn học tốt nhất nên liên quan trực tiếp đến cuộc sống hoặc công việc của bạn. Như vậy sẽ dễ dàng tạo sự hứng thú và cho phép bạn có thể ứng dụng ngay. Bạn đừng ôm đồm quá nhiều thứ, đặt cùng lúc nhiều mục tiêu khó có thể đạt được mà nên chia nhỏ để có động lực học.

Đừng học một mình

Những người đi làm thường bị hạn chế về mặt thời gian nên chủ yếu lựa chọn phương thức tự học tại nhà. Không thể phủ nhận phương thức này chủ động về thời gian và không gian. Tuy nhiên nếu xét đến hiệu quả khi học tiếng Anh thì lại không cao.

Đặc biệt là những người có nhu cầu học giao tiếp. Sao bạn không thử kết bạn với một số người cũng đang đi làm có cùng chí hướng để hỗ trợ nhau học tập? Đơn giản hơn nữa bạn cũng có thể cùng học với giáo viên, cùng nhau trò chuyện bằng tiếng Anh để tăng sự tự tin của bản thân.

“Học thầy không tày học bạn”, tự học bạn sẽ không thể phát hiện ra lỗi sai của mình. Ngược lại khi giao tiếp với người khác, những lỗi sai của bạn sẽ bộc lộ. Bạn đừng tự ti, chẳng ai phật lòng mà sẵn sàng chỉ ra lỗi sai để bạn nâng cao khả năng của mình.

Thưởng phạt công bằng

Trong suốt quá trình học tiếng Anh sẽ có những lúc bạn hoàn thành mục tiêu và có những khi vì nguyên nhân nào đó mà không đạt được kết quả là đã đề ra. Bạn nên tự đặt ra chế độ thưởng phạt công bằng cho mình. Ví dụ hôm nay bạn hoàn thành mục tiêu của một ngày thi đừng ngại mà hãy tự thưởng cho mình một món ăn yêu thích hoặc một chiếc áo đẹp. Ngược lại nếu bạn không đạt được mục tiêu thì hãy tự phạt bản thân để ghi nhớ.

AROMA – trung tâm tiếng Anh cho người đi làm sẵn sàng hỗ trợ mọi học viên với chương trình học phù hợp trình độ, tự chủ về thời gian, tự chủ về nội dung học. Hãy đăng ký tham gia để được học thử miễn phí ngày hôm nay nhé!


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


sticky content