Danh mục
100 thuật ngữ tiếng anh trong công nghệ thông tin

100 thuật ngữ tiếng anh trong công nghệ thông tin


Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin chắc hẳn bạn sẽ biết sự chênh lệch về mức lương của một kỹ sư công nghệ thông tin biết tiếng anh và không biết tiếng anh phải không? Điều đó có nghĩa là bạn nên học và năm rõ thuật ngữ tiếng anh trong công nghệ thông tin ngay bây giờ nếu như không muốn bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt trong tương lai.

tieng-anh-cong-nghe-thong-tin-4

Tiếng anh là ngôn ngữ bắt buộc và cần thiết đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, bởi các từ vựng tiếng anh công nghệ thông tin đều được mặc định sẵn bằng tiếng anh từ các “ ông trùm” người Mỹ Bill Gates hay Steve Jobs. Do đó, nếu bạn muốn tiến thân trong lĩnh vực này thì không thể không biết tiếng anh cũng như không thể bỏ qua bộ 100 từ vựng tiếng anh theo chủ đề công nghệ thông tin bổ ích dưới đây.

100 từ vựng tiếng anh theo chủ đề công nghệ thông tin:

  1. Computer: máy tính
  2. Smartphone: điện thoại thông minh
  3. Information Technology: công nghệ thông tin
  4. Application: ứng dụng
  5. Mobile app: ứng dụng dành cho điện thoại di động
  6. Data: dữ liệu
  7. Application data management: quản lý dữ liệu ứng dụng
  8. Database: cơ sở dữ liệu
  9. Database administration system: hệ quản trị cơ sở dữ liệu
  10. Hardware: phần cứng
  11. Computer hardware maintenance: bảo trì phần cứng máy tính
  12. Software:phần mềm
  13. Computer software configuration item: mục cấu hình phần mềm máy tính
  14. Network: mạng
  15. Internal network connection: kết nối mạng cục bộ
  16. Peripheral: thiết bị ngoại vi
  17. Intelligent peripheral: thiết bị ngoại vi thông minh
  18. Component: thành phần
  19. Data component: thành phần dữ liệu
  20. Program: chương trình
  21. Program language: ngôn ngữ lập trình
  22. Open source: mã nguồn mở
  23. Open source software: phần mềm mã nguồn mở
  24. Bug: lỗi
  25. End user: người dùng cuối
  26. Interface:giao diện
  27. Feature: tính năng
  28. To add product feature: thêm tính năng sản phẩm
  29. Execute: chạy, thực thi
  30. To execute many programs at once: chạy nhiều chương trình cùng một lúc
  31. Abort: hủy
  32. Cancel: xóa hủy
  33. Network error: lỗi mạng
  34. Compatible: tương thích
  35. Compression:nén
  36. File compression tool: công cụ nén tập tin
  37. Format: định dạng
  38. Invalid date format: định dạng ngày không hợp lệ
  39. Operating system:hệ điều hành
  40. Virtual: ảo
  41. In- game virtual items: các vật ảo trong trò chơi
  42. Multitasking: đa nhiệm
  43. Log on/ log in: đăng nhập
  44. Log out/ log off: đăng xuất
  45. Support: hỗ trợ
  46. Remote support: hỗ trợ từ xa
  47. Upgrade: nâng cấp
  48. Update: cập nhật
  49. Hyperlink: siêu liên kết
  50. Filter: bộ lọc, lọc
  51. Index: các chỉ mục,lập chỉ mục
  52. Upload: tải lên
  53. Download: tải xuống, tải về
  54. E – commerce: thương mại điện tử
  55. E – commerce website: trang web thương mại điện tử
  56. Emoticon ( emotion icon): biểu tượng cảm xúc
  57. HTML( Hypertext Markup Language): ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
  58. HTML tag: thẻ HTML
  59. HTML Edittor: trình chỉnh sửa HTML
  60. Link: đường liên kết
  61. Sponsored link: liên kết được tài trợ
  62. Property: thuộc tính
  63. Session: phiên
  64. Set up: thiết lập, cài đặt
  65. Access: truy cập
  66. Unauthorized access: truy cập trái phép
  67. Full screen: toàn màn hình
  68. Syntax: cú pháp
  69. Procedural language: ngôn ngữ thủ tục
  70. Object – oriented language: ngôn ngữ hướng đối tượng
  71. Compiler: trình biên dịch
  72. Interpreter: trình thông dịch
  73. Authenticate: xác thực
  74. Encryption: mã hóa
  75. Firewall: tường lửa
  76. Protocol: giao thức
  77. Touchscreen: màn hình cảm ứng
  78. Touchscreen phone: điện thoại màn hình cảm ứng
  79. Interact: tương tác
  80. Limit: giới hạn
  81. Character limit: giới hạn ký tự
  82. Merge: kết hợp,hợp nhất
  83. Split: chia tách
  84. Theme: chủ đề
  85. Publish: xuất bản
  86. Debug: gỡ lỗi
  87. Modify: sửa đổi
  88. Deploy: triển khai
  89. Exceed: vượt quá
  90. Visible: hiển thị, có thể nhìn thấy được
  91. Invisible: không hiển thị được,không nhìn thấy được
  92. Import: nhập
  93. Export: xuất
  94. Convert: chuyển đổi
  95. Instruction: hướng dẫn
  96. Memory: bộ nhớ
  97. Digital: kỹ thuật số
  98. Binary: nhị phân
  99. Equipment: thiết bị
  100. Attach: đính kèm

10 Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin phổ biến năm 2023

1/ Feature

Feature trong IT là gì? Thuật ngữ “feature” thường được sử dụng để chỉ một đặc điểm hoặc chức năng cụ thể của một sản phẩm, ứng dụng hoặc hệ thống. Nó đề cập đến một phần của phần mềm, một khả năng hoặc tính năng riêng biệt mà người dùng có thể tận dụng hoặc tận hưởng.

Feature có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực trong công nghệ thông tin. Dưới đây là một số ví dụ:
  1. Trong ứng dụng di động: Feature có thể là một chức năng như gửi tin nhắn, chụp ảnh, gọi điện, hoặc một tính năng đặc biệt như nhận dạng khuôn mặt, bản đồ dẫn đường, tích hợp mạng xã hội, v.v.
  2. Trong phần mềm xử lý văn bản: Feature có thể là công cụ kiểm tra chính tả, gợi ý từ khóa, tạo đường dẫn tự động, kiểm tra định dạng, v.v.
  3. Trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu: Feature có thể là khả năng tạo, xóa, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm thông tin, sao lưu và khôi phục dữ liệu, v.v.
  4. Trong trình duyệt web: Feature có thể là hỗ trợ tab, chặn quảng cáo, quản lý mật khẩu, chế độ riêng tư, thông báo đẩy, v.v.
Trên thực tế, một sản phẩm hoặc ứng dụng thông thường có nhiều feature khác nhau, và mỗi feature đóng góp vào việc cung cấp các chức năng và trải nghiệm đa dạng cho người dùng.
2/ Extended Reality (XR)
Là một thuật ngữ dùng để chỉ tổng hợp các công nghệ tương tác trực quan mở rộng, bao gồm thực tế ảo (virtual reality – VR), thực tế tăng cường (augmented reality – AR) và thực tế kết hợp (mixed reality – MR). XR tạo ra một môi trường số phức tạp và đa dạng, kết hợp các yếu tố thực tế và ảo để cung cấp trải nghiệm mới cho người dùng.
Thực tế ảo (Virtual Reality – VR): VR tạo ra một môi trường hoàn toàn ảo, đưa người dùng vào một thế giới mới và cung cấp trải nghiệm mô phỏng sống động. Người dùng đeo một chiếc kính VR để hoàn toàn mất kết nối với thế giới thực và hoàn toàn đắm chìm vào thế giới ảo.
Thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR): AR kết hợp thông tin thực tế với các phần tử ảo, tạo ra một môi trường mở rộng có thể tương tác với thế giới thực. Thông qua thiết bị như smartphone hoặc kính AR, người dùng có thể nhìn thấy thế giới thực nhưng có thêm thông tin bổ sung, ví dụ như hiển thị đồ họa, văn bản hay hình ảnh ảo trên màn hình.
Thực tế kết hợp (Mixed Reality – MR): MR kết hợp các yếu tố của cả VR và AR. Nó cho phép người dùng tương tác với các đối tượng ảo trong không gian thực và giữ được cảm giác tiếp xúc vật lý với thế giới xung quanh. Kính MR, còn được gọi là kính thông minh, cho phép đèn chiếu hình ảnh ảo vào thế giới thực và đồng thời giữ được khả năng nhìn xuyên qua để nhìn thấy thế giới thực.
3/ Distributed Cloud
Distributed Cloud là một kiến trúc đám mây mà các tài nguyên và dịch vụ đám mây không chỉ tập trung trong một trung tâm dữ liệu duy nhất, mà được phân tán trên nhiều vị trí địa lý. Điều này cho phép sự phân phối linh hoạt của tài nguyên đám mây gần với người dùng cuối và giảm thiểu độ trễ mạng. Hệ thống distributed cloud cung cấp tính linh hoạt, độ tin cậy và hiệu suất cao hơn cho các ứng dụng và dịch vụ đám mây.

4/ Artificial Intelligence (AI)

Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực trong công nghệ thông tin nghiên cứu và phát triển các hệ thống hoạt động giống hoặc tương tự như trí tuệ con người. Các công nghệ AI nhằm mô phỏng và tự động hóa các quyết định và hành vi thông minh, bao gồm học máy (machine learning), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing), thị giác máy tính (computer vision) và robot học (robotics). AI được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như tự động hóa công việc, dự báo, nhận dạng, tư vấn, và rô bốt.
5/ Sustainable Technology
Sustainable Technology (Công nghệ bền vững) là một phạm vi các công nghệ và ứng dụng được phát triển với mục tiêu bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và hỗ trợ phát triển bền vững. Các công nghệ bền vững bao gồm năng lượng tái tạo, quản lý thông minh tài nguyên, vật liệu thân thiện môi trường, quá trình sản xuất tiết kiệm năng lượng và công nghệ tái chế. Mục tiêu của công nghệ bền vững là cân nhắc giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự cân đối giữa các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường.
6/ Hyper Automation
Hyper Automation là một khái niệm trong công nghệ thông tin đề cập đến việc tự động hóa toàn bộ quy trình kinh doanh và công việc bằng cách kết hợp nhiều công nghệ như AI, học máy, tự động hóa quy trình và robot học. Hyper Automation nhằm tạo ra một hệ thống tự động hoàn chỉnh, từ việc thu thập thông tin, xử lý dữ liệu, đưa ra quyết định cho đến thực hiện các nhiệm vụ mà trước đây cần sự can thiệp của con người.
7/ Multi Experience
Multi Experience là một khái niệm trong công nghệ thông tin đề cập đến việc tạo ra trải nghiệm tương tác cho người dùng thông qua nhiều kênh và giao diện khác nhau như ứng dụng di động, trực tuyến, thực tế ảo, thực tế tăng cường và giao diện thoại. Multi Experience nhằm mang đến sự linh hoạt và lựa chọn đa dạng cho người dùng để truy cập và tương tác với các dịch vụ và ứng dụng theo cách tiện lợi và thoải mái nhất.
8/ Total experience (TX)
Total Experience (TX) là một khái niệm trong công nghệ thông tin đề cập đến việc tạo ra một trải nghiệm toàn diện cho khách hàng, nhân viên và người dùng cuối. TX kết hợp các yếu tố trải nghiệm khác nhau như trải nghiệm khách hàng, trải nghiệm nhân viên và trải nghiệm người dùng để tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh tăng cường giá trị và sự hài lòng của mọi bên liên quan.
9/ Cybersecurity Mesh
Cybersecurity Mesh là một khái niệm trong lĩnh vực bảo mật thông tin đề cập đến việc mở rộng phạm vi của bảo mật từ mô hình truyền thống tập trung vào việc bảo vệ mạng và hệ thống duy nhất sang việc bảo vệ một mạng lưới rộng lớn và phức tạp hơn. Cybersecurity Mesh tập trung vào việc bảo vệ các đối tượng riêng lẻ, người dùng, thiết bị và ứng dụng, không chỉ dựa vào hệ thống truyền thống tường lửa và cổng bảo mật.
10/ Digital Immune System
Digital Immune System (Hệ thống miễn dịch số) là một thuật ngữ trong lĩnh vực bảo mật thông tin đề cập đến hệ thống tự động phát hiện, phòng ngừa và phản ứng lại các mối đe dọa và tấn công mạng. Tương tự như hệ thống miễn dịch trong cơ thể người, Digital Immune System sử dụng các thuật toán và công nghệ để theo dõi, phân tích và đáp ứng đối với các hoạt động độc hại và xâm nhập trong môi trường kỹ thuật số.

Nếu là người thông minh, bạn sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội tốt trong công việc, do đó việc học tiếng anh theo chủ đề công nghệ thông tin ngay từ bây giờ là một điều sáng suốt.Hãy nghĩ về mức lương “khủng” mà bạn nhận được sau khi có tiếng anh chuyên ngành, đó là động lực mạnh mẽ nhất.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


sticky content