Danh mục
“Tiếng Anh bồi” có phù hợp với môi trường công sở?

“Tiếng Anh bồi” có phù hợp với môi trường công sở?


Tiếng Anh bồi trong môi trường công sở còn tồn tại khá nhiều. Dù bị lên án là kiểu tiếng Anh lắp ghép “không ra sao” nhưng thực tế cho thấy nhiều người vẫn sử dụng. Đây là loại tiếng Anh gì? Liệu có thể sử dụng trong môi trường công sở hay không?

Thế nào là tiếng Anh bồi?

Khái niệm tiếng Anh bồi không còn quá xa lạ với nhiều người. Có thể ban đầu khi nghe qua sẽ thấy người đó nói tiếng Anh khá thành thạo và lưu loát. Tuy nhiên khi nghe kỹ lại và dịch sang nghĩa thì mới thấy phương thức nói tiếng Anh như vậy rất buồn cười.

Có thể lấy ví dụ với câu nói “tôi yêu cầu bạn đi ra ngoài” đi thể hiện sự tức giận theo nghĩa tiếng Việt. Trong tiếng Anh câu nói này được dịch theo đúng ngữ pháp là I ask you to leave. Tuy nhiên nếu sử dụng tiếng Anh bồi thì câu này sẽ được dịch là: I love toilet you go out.

Hiểu một cách đơn giản thì đây là cách nói tiếng Anh theo kiểu dịch nghĩa từng từ rồi lắp ghép lại với nhau thành một câu hoàn chỉnh theo ngữ pháp tiếng Việt thay vì ngữ pháp tiếng Anh. Cách dịch nghĩa chẳng ra sao này đã tạo nên một ngôn ngữ mới khi mà người ta vẫn gọi chung là –  tiếng bồi. 

Tiếng Anh bồi và sự kỳ thị của người bản ngữ

Mỗi quốc gia có ngôn ngữ mẹ đẻ riêng, họ tôn trọng ngôn ngữ của mình như một cách thể hiện lòng yêu nước, sự tự tôn dân tộc. Do đó việc người nước ngoài sử dụng tiếng bồi để phát âm khiến họ rất phản cảm. Minh chứng điển hình nhất thể hiện thông qua một cuộc diễn thuyết tại Iowa, Mỹ của Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thời điểm đó ông Donald Trump mới chỉ là ứng viên tổng thống nhưng đã sẵn sàng chế nhạo “thứ” tiếng Anh bồi mà nhiều người châu Á vẫn sử dụng. Thậm chí ông còn thốt lên “We want deal” một cách đầy mỉa mai thể hiện sự phản cảm với cách nói không đúng ngữ pháp tiếng Anh này.

Câu nói trên vừa không đúng ngữ pháp lại kết hợp với chất giọng không chuẩn của người châu Á khiến đám đông bên dưới hưởng ứng bằng một tràng cười. Không thể phủ nhận cách nói này khiến cho nhiều người bị tổn thương vì ngôn ngữ mình đang sử dụng.

Thế nhưng nguyên nhân sâu xa nằm ở chính cách nói tiếng Anh không chuẩn, không đúng ngữ pháp của một bộ phận người châu Á hiện nay. Thậm chí ở nhiều trung tâm tiếng Anh, giảng viên cũng kết hợp các từ vựng riêng lẻ để tạo thành câu. 

Điển hình như: “I not like drink beer” – Tôi không thích uống bia. Về bản chất câu này sai ngữ pháp và phải nói đúng là: “I don’t like to drinking beer.” Dù đôi khi cách nói này người nước ngoài, người nghe vẫn có thể hiểu nhưng về lâu dài chỉ khiến họ phản cảm và không muốn giao tiếp với bạn nhiều hơn.

Tiếng Anh bồi trong môi trường công sở

Tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung dần trở thành điều kiện không thể thiếu trong công việc, cuộc sống. Hiển nhiên tiếng Anh cũng rất cần thiết trong môi trường văn phòng. Bạn sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, để đàm phán, để phục vụ cho nhiều công việc khác nhau.

Đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoặc hợp tác với đối tác nước ngoài thì tiếng Anh càng trở nên quan trọng. Việc dùng tiếng Anh bồi trong môi trường công sở không hiếm. Người nghe vẫn có thể phần nào hiểu được ý mà bạn muốn truyền đạt.

Nếu dùng để nói vui, nói đùa một vài lần thì không sao. Tuy nhiên nếu bạn dùng liên tục, dùng khi nói chuyện công việc thì lại khác. Cách nói như vậy vô tình khiến người nghe cảm thấy không được tôn trọng. Đó là còn chưa kể đến việc kết hợp từ vựng tiếng Anh với ngữ pháp Tiếng Việt tạo thành câu không rõ nghĩa.

Giao tiếp thông thường người nghe vẫn có thể hiểu. Thế nhưng nếu kết hợp thêm thuật ngữ chuyên ngành, các cụm từ liên quan đến sản phẩm, hợp đồng thì câu nói, hội thoại sẽ chỉ gây khó hiểu. Mặt khác dùng tiếng Anh bồi trong giao tiếp còn cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp, hạ thấp trình độ của bạn. Vì vậy trong môi trường công sở không nên sử dụng.

Học tiếng Anh giao tiếp phương pháp nào lưu loát, hiệu quả?

Tiếng Anh học từ nhỏ sẽ có hiệu quả nhất. Vậy những người mất gốc, người bắt đầu khi đã đi làm thì sao? Trong trường hợp đó bạn nên lựa chọn một lớp tiếng Anh đào tạo theo đúng mục đích và lứa tuổi của mình. Điển hình như lớp học tiếng Anh dành cho người đi làm tại AROMA.

Lớp học dành riêng cho người đi làm, chủ động về thời gian, chủ động về địa điểm học nên đáp ứng được điều kiện của mỗi học viên. Nhất là những người thường xuyên bận rộn, không muốn học chung với người khác thì có thể chọn lớp học 1 thầy – 1 trò.Học viên trong cùng một lớp có trình độ tương đồng, không xuất hiện tình trạng học chung giữa học sinh – sinh viên với người đi làm. Học đến đâu bạn sẽ được thực hành đến đó, giao tiếp với bạn học và giảng viên ngay tại chỗ qua các tình huống thực tế. Nhờ đó bạn có thể sửa sai, loại bỏ tình trạng nói tiếng Anh bồi để tăng sự chuyên nghiệp khi giao tiếp.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


2 lời nhắn tới nội dung ““Tiếng Anh bồi” có phù hợp với môi trường công sở?”

sticky content