Tính cách ESFP – THE PERFORMERS
VÀO LÀM TRẮC NGHIỆM MBTI MIỄN PHÍ
%CODE%
Những người thuộc nhóm ESFP có lối sống chủ đạo là giác quan hướng ngoại, tức là họ cảm nhận thế giới bằng năm giác quan của họ theo một cách cụ thể và rõ ràng. Ngoài ra, ESFP còn có một lối sống thứ hai của là cảm xúc hướng nội, là nơi họ tương tác với mọi thứ theo cách họ cảm nhận chúng, hoặc cách mà chúng thích hợp với giá trị sống của bản thân họ.
“Có tiệc tùng ở đâu vậy?” ESFP thích chỗ đông người, thích sự nhộn nhịp, khoái kể chuyện, và ham vui. Bản chất hiếu động và sôi nổi của họ làm cho họ lúc nào cũng tươi vui. Và các ESFP rất thích các trò giải trí – trên sân khấu, ở chỗ làm, hay ở nhà. Những buổi vui chơi, gặp gỡ là nguồn năng lượng cung cấp sức lực cho các “người của mọi người” này.
SP đôi khi nghĩ và nói theo kiểu “dây cà ra dây muống”. Rất nhiều người thuộc nhóm ESFP thường xuyên nhảy từ suy nghĩ này sang suy nghĩ khác khi đang ở giữa câu. Họ hay lan ý này sang ý nọ. Nhưng nếu người nghe biết bỏ qua những chi tiết không liên quan (do sự bốc đồng) thì câu chuyện của họ rất hấp dẫn.
ESFP rất dễ bị thu hút bởi cái mới: ý tưởng mới, thời trang mới, đồ nghề mới … Họ cũng rất thích tán chuyện về người khác.
Suy nghĩ của các ESPF thường mộc mạc, giản dị và bao dung
Hầu như tất cả các ESPF đều thích nói nhiều. Nếu bạn thấy một người có thể dành 20 phút để nói về mốt vấn đề đơn giản, chắc chắn đó là ESFP.
- Thánh Mark
- Dale Evans
- Kathy Lee Gifford
- Steve Irwin
- Woody Harrelson (Cheers)
- Nghệ sĩ, người biểu diễn và diễn viên.
- Đại diện bán hàng.
- Tư vấn tâm lý/ Công tác xã hội.
- Chăm sóc trẻ em.
- Thiết kế thời trang.
- Trang trí nội thất.
- Chuyên gia tư vấn.
- Nhiếp ảnh gia.
Những người ESFP sống trong thế giới của những người không-có-gì-là-không-thể. Họ yêu mọi người và những trải nghiệm mới mẻ. Họ rất sống động, hài hước và thích làm trung tâm của sự chú ý. Họ sống theo kiểu “ngay ở đây-ngay bây giờ” và thêm vào “gia vị” náo động lẫn kịch tính vào cuộc sống của mình.
ESFP có kĩ năng giao tiếp rất tốt, và có thể hay bắt gặp chính họ trong vai trò của người giảng hòa. Vì họ đưa ra quyết định bằng cách dùng những giá trị bản thân của mình, họ thường rất thông cảm và quan tâm đến sự hài lòng của người khác. Họ cũng là người khá rộng lượng và nồng hậu. Họ rất tinh ý với người khác và có vẻ như cảm nhận được người đó đang gặp chuyện gì trước khi những người khác nhận ra, và sẽ nhiệt tình đưa ra giải pháp cần thiết. Có thể họ không phải là một người cho lời khuyên hay nhất-quả-đất bởi vì họ không thích lý thuyết và lên kế hoạch cho tương lai, nhưng họ lại rất tuyệt trong việc mang đến sự chăm sóc thiết thực.
ESFP hẳn là một cá nhân đầy tính tự phát và lạc quan. Họ thích được vui vẻ. Nếu ESFP chưa phát huy được khả năng tư duy của mình thông qua việc chú tâm hơn việc xử lý thông tin một cách rõ ràng thì họ có xu hướng trở nên cực kì đam mê và đặt xem trọng vào những cảm giác và sự hài lòng tức thời hơn là nghĩa vụ và trách nhiệm của họ. Họ cũng có thể tránh né việc nhìn thấy hậu quả lâu dài cho hành động của mình.
Đối với những người ESFP, cả thế giới giống như một sân khấu. Họ thích được làm trung tâm của sự chú ý và trình diễn trước mọi người. Họ thường cố tình diễn trò để làm vui người khác. Họ thích việc khuấy động các giác quan của người khác và cực kì tài giỏi ở lĩnh vực này. Họ không thích gì hơn là làm cho cuộc sống như một bữa tiệc bất tận, nơi mà họ đóng vai một chủ nhà vui tính nồng nhiệt.
ESFP yêu mến mọi người và mọi người đều yêu mến ESFP. Một trong những khả năng của họ là khả năng chấp nhận tất cả mọi người. Họ rất lạc quan và nhiệt tình, và thành thật với hầu hết mọi người. Một ESFP luôn luôn nồng ấm và rộng lượng với bạn bè, và hầu như đối xử với tất cả mọi người như một người bạn. Tuy nhiên, một ESFP sẽ phản ứng lại rất mạnh mẽ và rất cứng đầu chống lại người đã qua mặt họ. Thường thì họ cực kì không thích gặp phải trường hợp như vậy.
Một ESFP khi bị căng thẳng cực độ sẽ vùi mình vào những suy nghĩ tiêu cực và hình dung ra những tình huống tồi tệ. Là một cá nhân lạc quan sống trong thế giới của những điều khả thi, những hình ảnh tiêu cực hoàn toàn không làm họ hài lòng. Trong nỗ lực đánh bại những suy nghĩ này, họ thường đưa ra những phát biểu đơn giản và mang tính tổng thể để giải quyết cho qua vấn đề đó. Những lí giải được đơn giản hóa này có thể có hoặc không liên quan đến bản chất của vấn đề, nhưng chúng thỏa mãn những người ESFP bằng việc cho phép họ vượt qua nó.
Những người ESFP thường rất thực tế dù là họ ghét khuôn mẫu và những việc lặp đi lặp lại. Họ thích “hòa theo dòng chảy”, tin tưởng vào khả năng của mình để ứng biến trong bất cứ tình huống nào xảy đến với họ. Họ tiếp thu tốt nhất với những kinh nghiệm thực tế hơn là học trên sách vở. Họ thấy khó chịu với lý thuyết. Nếu một ESFP chưa phát triển được mặt trực giác của mình, họ thường có xu hướng tránh các tình huống bao gồm nhiều suy luận lý thuyết hoặc những cái phức tạp và mơ hồ. Với lí do này, ESFP thường gặp khó khăn trong trường học. Ngược lại, ESFP thể hiện cực kì xuất sắc trong những hoàn cảnh cho phép họ được học qua việc tương tác với những người khác, hoặc học qua việc thực hành.
ESFP được đánh giá cao về khiếu thẩm mĩ, và nhận thức tốt về hình học không gian và hàm số. Nếu có điều kiện, họ thường sẽ muốn sở hữu những vật dụng đẹp và một ngôi nhà được trang trí khéo léo. Nói chung, họ tìm thấy niềm vui ở những vật có vẻ đẹp thẩm mĩ. Họ hiểu rõ giá trị của những tinh túy trong cuộc sống, ví dụ như thức ăn ngon và rượu ngon.
ESFP là người chơi theo nhóm rất tốt. Anh/cô ấy không hay gây ra rắc rối hoặc làm ầm lên, mà thường tạo ra một môi trường vui nhộn nhất để giúp cho công việc hoàn thành. Những người ESFP sẽ làm nhiệm vụ của mình tốt nhất trong những công việc mà họ có thể sử dụng kĩ năng giao tiếp xuất sắc của mình, cùng với khả năng hòa trộn các ý tưởng thành một khối đồng nhất. Bởi vì là những cá nhân nhạy bén, họ nên chọn những công việc đòi hỏi nhiều tính đa dạng cũng như đòi hỏi kĩ năng giao tiếp tốt.
ESFP thường luôn có cảm giác liên kết mạnh mẽ với người khác và có mối liên kết với động vật và trẻ nhỏ, việc này thường không thể hiện trong hầu hết những loại tính cách khác. Họ cũng có đánh giá cao đối với vẻ đẹp của thiên nhiên.
ESFP có một tình yêu bao la dành cho cuộc sống và biết cách tạo niềm vui. Họ thích mang lại cho người khác niềm vui. Họ rất linh động, dễ thích nghi, yêu mến một cách chân thành với mọi người và thường rất tốt bụng. Họ có một khả năng đặc biệt trong việc tìm niềm vui trong cuộc sống nhưng họ cần phải cẩn thận với việc chỉ sống hoàn toàn với hiện tại.
Cho dù bạn là một thanh niên đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, hay một người trưởng thành đang muốn biết xem mình đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng là bạn hiểu chính mình và những đặc điểm tính cách có khả năng tác động đến sự thành công hay thất bại của bạn trong những ngành nghề khác nhau. Và cũng không kém phần quan trọng là bạn hiểu được điều gì là thực sự có ý nghĩa đối với bạn. Khi được trang bị những hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu của mình cùng với sự nhận thức về điều mà bạn thực sự coi trọng, thì bạn đang ở trong một tâm thế rất tốt để chọn cho mình một nghề nghiệp mà bạn cảm thấy xứng đáng.
Các ESFP thường có một số nét đặc trưng sau:
- Sống với hiện tại.
- Dễ bị kích thích và hứng thú bởi những trải nghiệm mới.
- Thực tế và thiết thực.
- Yêu thích mọi người một cách chân thành.
- Biết cách tận hưởng niềm vui, và biết làm cách nào để tạo niềm vui cho người khác.
- Tự lập và tháo vát.
- Làm việc theo cảm hứng – hiếm khi lên kế hoạch trước.
- Ghét phải theo khuôn mẫu và sự sắp đặt.
- Không thích lý thuyết và các giải thích dài dòng.
- Cảm thấy có mối liên kết đặc biệt với động vật và trẻ em.
- Phát triển mạnh về mặt đánh giá thẩm mĩ.
- Kĩ năng giao tiếp tốt.
ESFP giỏi trong nhiều lĩnh vực nhưng sẽ không hạnh phúc trừ khi họ được tiếp xúc với nhiều người và nhiều kinh nghiệm mới. Họ nên chọn những công việc tạo cho họ cơ hội sử dụng những kĩ năng giao tiếp tuyệt vời và khả năng vẽ nên viễn cảnh thực tế của họ, những thứ cũng sẽ mang đến cho họ những thách thức mới mà họ sẽ không cảm thấy chán.
Danh sách nghề nghiệp trênđây được tạo ra dựa trên những cảm nhận về nghề nghiệp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp cho một ESFP. Mục đích của nó là cho bạn một điểm khởi đầu chứ không phải là một bản liệt kê chi tiết. Không có bất cứ một cam kết nào chứng tỏ rằng những sự nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn, bên cạnh đó có thể sự nghiệp thích hợp nhất đối với bạn cũng nằm trong danh sách này.
1. Trau dồi ưu điểm của mình! Phát triển khả năng biểu cảm tự nhiên và những kĩ năng thực hành của bạn. Ấp ủ những trân trọng về thế giới của bạn. Hãy cho bản thân bạn cơ hội tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
2. Đối mặt với khuyết điểm của mình! Chấp nhận những mặt mạnh và yếu của bạn. Đối diện và thỏa hiệp với khuyết điểm không có nghĩa là bạn phải thay đổi con người mình, mà nó có nghĩa là nếu bạn muốn trở thành người tuyệt nhất, bạn có thể. Qua cách đối mặt với những điểm yếu, bạn cảm thấy quý trọng con người thật của mình hơn là chống lại nó.
3. Thể hiện cảm xúc của mình. Đừng để những lo lắng tích tụ bên trong bạn. Nếu bạn gặp khó khăn vì nghi ngờ hay sợ hãi, hãy chia sẻ với những người thân nhất của bạn, những người sẵn sàng lắng nghe và đưa ra lời khuyên. Đừng mắc sai lầm về việc nói cho qua chuyện.
4. Lắng nghe mọi thứ. Hãy cố gắng đừng chấp nhận mọi thứ qua giá trị bề ngoài. Hãy để mọi thứ lắng đọng lại và lắng nghe sự mách bảo của cảm giác của chính bạn.
5. Mỉm cười với những lời chỉ trích. Hãy nhớ rằng sẽ luôn có người không hiểu bạn hoặc không đồng tình với bạn, dẫu cho họ xem trọng bạn thế nào. Cố gắng xem chúng như một lợi thế để phát triển – và thật sự đúng là như vậy. Bạn sẽ trở nên tốt hơn nếu biết lắng nghe những lời góp ý từ người khác.
6. Hãy cố gắng hiểu người khác. Hãy nhớ rằng còn có mười lăm nhóm tính cách khác, những người có cái nhìn khác so với bạn. Cố gắng tìm hiểu họ thuộc nhóm người nào và tìm hiểu về con người của họ.
7. Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình. Hãy nhớ rằng mỗi lời nói và hành động của bạn đều tác động đến mọi thứ xung quanh bạn. Vì vậy việc bạn nhận hoàn toàn trách nhiệm và tin tưởng vào những chuẩn mực của bạn là rất quan trọng.
8. Hãy biết chấp nhận. Bạn sẽ luôn gặp thất vọng với những người khác nếu bạn kỳ vọng quá nhiều vào họ. Thất vọng với người khác sẽ chỉ đẩy họ ra xa khỏi bạn mà thôi. Hãy đối xử với mọi người hòa nhã theo cách bạn muốn người ta đối xử với bạn.
9. Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất. Đừng làm bản thân bạn cảm thấy đau buồn bằng cách khoác lên mình những khuyết điểm. Hãy nhớ là một thái độ tích cực thường tạo ra những hoàn cảnh tích cực.
10. Nếu chưa chắc chắn, hãy đi hỏi! Nếu cảm thấy điều gì đó không ổn mà bạn không thể giải quyết được thì biết đâu người khác có thể. Hãy nhớ rằng có nhiều cách để giải quyết vấn và biết đâu đấy cách của người khác lại chính là câu trả lời!
ESFP rất vui tính và thú vị khi tiếp xúc. Họ sống với hiện tại và biết cách làm cho mỗi giây phút đó trở nên tuyệt nhất. Họ thích thú một cách chân thành và ấm áp với người khác, và yêu thích việc làm cho người khác hạnh phúc. Họ thường rất tốt bụng và hào phóng và luôn hết mình làm những điều tốt cho người khác. Cách thể hiện tình cảm của họ đơn giản, thẳng thắn và chân thành. Họ không thích lí thuyết và sự phức tạp. Họ thường chống lại những mối quan hệ đòi hỏi họ phải sử dụng trực giác hay suy nghĩ nhiều. Họ thích mọi thứ phải vui vẻ và đằm thắm dù cho tình cảm hay sự nồng nhiệt của họ rất sâu sắc. Khuyết điểm của họ là sống hết mình cho thời điểm hiện tại, do đó đôi khi không nhận ra hướng đi của các mối quan hệ hoặc dễ dàng bị xao nhãng khỏi mục tiêu của mình.
Điểm mạnh của ESFP
- Nhiệt tình và vui vẻ, họ biến mọi thứ trở nên thú vị.
- Thông minh, dí dỏm, thẳng tính và được lòng mọi người.
- Mộc mạc và gợi cảm.
- Thực tế và có khả năng chăm sóc tốt các nhu cầu hàng ngày.
- Có tính nghệ sĩ và sáng tạo, họ thường có một tổ ấm đáng yêu.
- Linh động và đa dạng, họ hòa đồng cực kì tốt.
- Họ có thể chấm dứt một mối quan hệ tồi mặc dù điều đó không hề dễ dàng.
- Luôn hết mình trong từng giây phút.
- Rộng lượng và tốt bụng.
Điểm yếu của ESFP
- Sử dụng tiền bạc một cách lãng phí.
- Thiên về vật chất.
- Cực kì không thích sự chỉ trích, có xu hướng giữ riêng những điều cực kì riêng tư.
- Có xu hướng trốn thoát hay bỏ mặc những tình huống mâu thuẫn hơn là đối diện với chúng.
- Những cam kết suốt cuộc đời có thể là cả một cuộc đấu tranh với họ – họ cần thời gian rất lâu để suy nghĩ về điều này.
- Không chú ý nhiều đến chính nhu cầu của mình.
- Có xu hướng không quan tâm đến sức khỏe của mình, và thậm chí còn đối xử tệ bạc với chính cơ thể của mình.
- Luôn hứng thú với những điều mới lạ, họ có thể hay đi tìm những niềm vui mới.
[related_posts limit=”20″]