Tính cách INTJ – THE SCIENTISTS
VÀO LÀM TRẮC NGHIỆM MBTI MIỄN PHÍ
%CODE%
Những người thuộc nhóm INTJ có lối sống chủ đạo là trực giác nội tâm, ở đó họ tiếp nhận mọi thứ chủ yếu dựa vào trực giác. Ngoài ra, INTJ còn có một lối sống thứ hai thiên về tư duy hướng ngoại, ở đó họ giải quyết mọi việc dựa vào lý trí suy luận logic.
Đối với người ngoài, INTJ có phong thái đĩnh đạc, tự tin. Sự tự tin này, đôi khi có thể bị lầm tưởng là ngạo mạn bởi những người ít quyết đoán hơn., nhưng thực tế họ đó không phải là bản chất của họ. Nguồn gốc của sự tự tin này nằm ở một hệ thống kiến thức đã được “chuyên môn hóa” mà phần lớn các INTJ đã bắt đầu xây dựng cho mình từ rất sớm. Một khi có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của họ – mà INTJ có thể có rất nhiều – họ có thể trả lời ngay cho bạn biết họ có thể giúp đỡ bạn hay không, và nếu được thì bằng cách nào. INTJ biết họ biết gì, và có lẽ quan trọng hơn là biết họ không biết gì.
INTJ cũng là những người cầu toàn, với một khả năng có vẻ như không giới hạn để hoàn thiện những gì mà họ quan tâm. Và điều duy nhất có thể ngăn cản INTJ đeo đuổi sự hoàn thiện chính là cái nguyên tắc rất đặc trưng của họ, là tiêu chuẩn mà họ áp dụng vào tất cả mọi sự – từ nghiên cứu của riêng họ cho đến các chuẩn mực của xã hội: “Việc đó có hiệu quả không?” Tiêu chuẩn này làm cho họ có những ý kiến rất độc lập, không lệ thuộc vào quyền lực, tục lệ, hoặc tình cảm.
INTJ thường được biết đến như là những người “xây dựng hệ thống” vì trong tính cách của họ có sự kết hợp đặc biệt giữa trí tưởng tượng và sự chắc chắn. INTJ xem những hệ thống mà họ làm việc với như là của riêng họ; và tính cầu toàn và bất chấp những người có thẩm quyền có thể làm ảnh hưởng đến công việc, vì INTJ là người không dễ tha thứ cho người khác và cho chính bản thân họ. Tất cả những ai bị họ xem là lười biếng hay thiếu nhiệt tình trong công việc đều dần dần mất sự tôn trọng bởi họ. INTJ cũng dám quyết định những việc quan trọng mà không tham khảo ý kiến của cấp trên hay đồng nghiệp. Mặt khác, INTJ là cũng rất chu đáo và công bằng khi ghi nhận những đóng góp của người khác vào cồng việc, và có năng khiếu nắm bắt các cơ hội mà nhiều người khác không nhìn thấy.
Nói chung INTJ thường có xu hướng làm những việc mà họ biết rõ. Nghề nghiệp mà họ thường lụa chọn là kỹ sư hoặc nghiên cứu khoa học, nhưng có thể thấy họ ở bất cứ công việc nào đòi hỏi trí tưởng tượng và sự chắc chắn. INTJ cũng có thể tham gia các vị trí quản lý nếu họ dành thời gian để marketing các khả năng sẵn có của họ cũng như để hoàn thiện chúng. Đối với một vài INTJ, có lẽ sẽ tốt hơn nếu họ giảm bớt tính lập gị của họ.
Quan hệ các nhân, đặc biết là chuyện tình cảm là điểm yếu của INTJ. Trong khi họ có khả năng quan tâm sâu sắc đến người khác (thông thường là một số nhỏ, có chọn lọc) và muốn dành thời gian đáng kể để củng cố các mối quan hệ đó, kiến thức và sự tự tin đã làm cho họ thành công trong các lĩnh vực khác lại cản trở họ. Điều này xảy ra một phần vì phần lớn INTJ không nắm được các quy tắc của xã hội, ví dụ hầu như không hiểu hoặc thiếu kiên nhẫn với các việc như tán tỉnh hoặc nói chuyện phiếm. Thêm vào đó, INTJ là những người rất kín đáo và trầm tĩnh nên dễ bị hiểu nhầm. Và nguyên nhân chính có lẽ là INTJ lúc nào cũng muốn người khác phải “hợp lý”. Tương tự như nhóm EF lúc nào cũng muỗn người khác phải tình cảm, mùi mẫn thì INTJ lúc nào cũng nghĩ người khác phải rõ ràng, hợp lý.
Có lẽ điểm mạnh duy nhất của các INTJ trong quan hệ với người khác là trực giác của họ và mong muốn “hoàn thiện” một quan hệ nào đó. Mặc dù cũng giống như các nhóm T khác, họ đồng cảm hơn những người thuộc nhóm F, tuy nhiên một trực giác tốt rất có ích cho họ. Khả năng này có thể được tôi luyện và hướng dẫn bằng các cố gắng đều đặn và liên tục để hiểu và giúp đỡ những người họ quan tâm. Những mối quan hệ với INTJ, một khi đã được xác lập, thường rất lành mạnh, ổn định và rõ ràng.
- Augustus Caesar (Gaius Julius Caesar Octavianus)
- Arnold Schwarzenegger – Diễn viên nổi tiếng
- Rudy Giuliani – Chính trị gia người Mỹ
- General Colin Powell – Ngoại trưởng Hoa Kỳ
- Lance Armstrong – Vận động viên đua xe đạp nổi tiếng
- John F. Kennedy – Tổng thống Mỹ
- Nhà khoa học
- Kỹ sư
- Giáo sư và giáo viên
- Bác sĩ y khoa/ nha sĩ
- Nhà hoạch định chiến lược và xây dựng tổ chức công ty
- Quản trị kinh doanh / nhà quản lý
- Lãnh đạo quân đội
- Luậtt sư
- Thẩm phán
- Lập trình viên máy tính, nhà phân tích hệ thống và chuyên gia máy tính
Những người INTJ sống trong thế giới của ý tưởng và hoạch định chiến lược. Họ đánh giá cao trí thông minh, tri thức và năng lực, và thường đặt tiêu chuẩn cao cho những điều này. Họ liên tục phấn đấu để đạt được những tiêu chuẩn đó và trong một chừng mực nhất định, họ có những mong đợi tương tự đối với những người khác.
Vì trực giác hướng nội là chủ đạo trong tính cách của họ, INTJ thường tập trung vào quan sát thế giới xung quanh và sáng tạo nhiều ý tưởng và khả năng. Não bộ của họ liên tục thu thập thông tin và tạo sự kết nối giữa các thông tin đó. Họ rất sâu sắc và thường hiểu những ý tưởng mới rất nhanh. Tuy nhiên, quan tâm chính của họ không phải là hiểu biết khái niệm, mà là áp dụng khái niệm đó một cách hữu ích. Không giống như những người thuộc INTP, họ không theo đuổi một ý tưởng lâu như họ có thể, họ chỉ muốn hiểu nó hoàn toàn. INTJ thường có mong muốn đưa ra những ý tưởng. Nhu cầu từ bản thân phải hoàn chỉnh và có tổ chức tốt đôi khi đòi hỏi họ phải hành động.
INTJ có yêu cầu cao về hệ thống và tổ chức, kết hợp với sự sâu sắc tự nhiên của INTJ khiến họ thành những nhà khoa học xuất sắc. Một nhà khoa học INTJ mang lại một món quà cho xã hội bằng việc đưa ý tưởng của họ vào một hình thức hữu ích để những người khác có thể làm theo. Thật không phải dễ dàng để INTJ có thể diễn đạt những hình ảnh, hiểu biết và các khái niệm trừu tượng trong ý nghĩ. Các dạng suy nghĩ và khái niệm nội tại của INTJ rất cá nhân và không dễ dàng có thể chuyển thành các dạng mà người khác sẽ hiểu được. Tuy vậy, INTJ có động lực để chuyển hóa ý tưởng của họ thành hình ảnh hoặc hệ thống mà thường rất dễ dàng để giải thích hơn là giải thích trực tiếp các ý nghĩ của họ. Họ thường không nhìn thấy giá trị của việc giao tiếp trực tiếp, và cũng sẽ gặp khó khăn diễn đạt ý tưởng phức tạp của mình. Tuy nhiên, sự trân trọng cao của họ về kiến thức và trí tuệ sẽ thúc đẩy họ tìm cách tự giải thích cho một người khác khi mà họ cảm thấy người đó xứng đáng.
INTJ có khả năng lãnh đạo bẩm sinh, mặc dù họ thường chọn ẩn mình phía sau cho đến khi họ nhìn thấy một nhu cầu thực tế để đứng lên lãnh đạo. Khi họ ở trong vai trò lãnh đạo thì họ làm việc khá hiệu quả bởi vì họ có thể nhìn thấy thực tế khách quan của tình hình và họ có khả năng thích ứng để thay đổi những gì chưa tốt. Họ là những nhà chiến lược tối cao – luôn luôn xem xét các ý tưởng và khái niệm và cân nhắc chúng với chiến lược hiện tại của họ để lên các kế hoạch dự phòng.
INTJ dành nhiều thời gian bên trong tâm trí của riêng họ, và có thể có rất ít quan tâm đến suy nghĩ hay cảm xúc của những người khác. Trừ phi mặt cảm xúc của họ được phát triển, họ khó có thể cho người khác một mức độ gần gũi cần thiết. Trừ phi mặt giác quan của họ đươc phát triển, họ có thể có xu hướng bỏ qua các chi tiết cần thiết cho việc thực hiện ý tưởng của họ.
Quan tâm của INTJ đến giao tiếp với môi trường xung quanh là để đưa ra quyết định, bày tỏ phán xét, và đưa những điều mà họ gặp phải vào một hệ thống dễ hiểu và hợp lý. Do đó, họ rất nhanh chóng trong việc đưa ra phán xét. Thường thì trực giác của họ rất phát triển và họ tin tưởng rằng họ cảm nhận đúng về sự vật. Nếu như khả năng bày tỏ sự hiểu biết của mình họ chưa phát triển toàn diện thì đôi khi họ dễ gây cho người khác sự hiểu lầm. Trong những trường hợp này, INTJ có xu hướng đổ lỗi cho sự hiểu lầm lên sự hạn chế của người đối diện, thay vì lên khả năng biểu đạt của chính họ. Xu hướng này có thể khiến cho INTJ gạt bỏ những ý kiến của người khác quá nhanh, và trở thành kiêu ngạo.
INTJ là người có tham vọng, tự tin, thận trọng, và suy nghĩ xa. Nhiều INTJ gắn bó trong các ngành kỹ thuật hay khoa học, mặc dù một số thấy mình có đủ thách thức trong thế giới kinh doanh ở những lĩnh vực có liên quan đến tổ chức và lập kế hoạch chiến lược. Họ không thích sự bừa bãi và kém hiệu quả, và bất cứ thứ gì rối ren và không rõ ràng. Họ đánh giá cao sự minh bạch và hiệu quả, và sẽ bỏ ra một lượng lớn thời gian và công sức để củng cố sự hiểu biết của họ vào các khuôn mẫu.
Những người khác có thể gặp khó khăn để hiểu được một INTJ. Họ có thể cảm thấy INTJ có vẻ xa cách và dè dặt. Thật vậy, INTJ không quá biểu hiện tình cảm của họ, và có xu hướng không cho nhiều lời khen ngợi hoặc hỗ trợ tích cực như cái mà những người khác có thể cần hoặc mong muốn. Điều đó không có nghĩa là người đó không thực sự có cảm tình hoặc quan tâm đến người khác, chỉ đơn giản là họ thường không cảm thấy cần phải thể hiện nó. Những người khác có thể có nhận thức sai về INTJ là cứng nhắc và thiết lập theo cách của họ. Hoàn toàn không phải như vậy, INTJ cam kết luôn luôn tìm kiếm những chiến lược khách quan tốt nhất để thực hiện ý tưởng của họ. INTJ thường khá cởi mở để lắng nghe cách làm khác cho một việc gì đó.
Khi bị căng thẳng cực độ, INTJ có thể trở nên ám ảnh với các hoạt động mang tính vô thức và cảm tính, như là uống rượu quá mức. Họ cũng có thể có xu hướng trở nên say mê với những chi tiết vụn vặt mà bình thường họ không bao giờ cho là quan trọng đối với mục tiêu tổng thể của mình.
INTJ cần phải nhớ thể hiện mình đầy đủ để tránh người khác có sự hiểu lầm. Nếu không biết cách phát triển đúng cách khả năng giao tiếp, cách diễn đạt của họ có thể trở nên thiển cận và thô lỗ, khiến họ có thể trở thành những người biệt lập.
INTJ có tiềm năng to lớn về khả năng đạt được những điều tuyệt vời. Họ có hiểu biết sâu sắc về cái nhìn toàn cảnh, và có xu hướng tổng hợp các khái niệm thành những kế hoạch hành động vững chắc. Khả năng lý luận tạo thành phương tiện để họ thực hiện điều đó. INTJ hầu như luôn là người có trình độ cao, và sẽ không gặp vấn đề trong việc hoàn thành mục tiêu về sự nghiệp và học tập của họ. Họ có năng lực tao ra những bước tiến lớn trong các lĩnh vực khác nhau. Ở mức độ cá nhân, INTJ là những người bao dung và luôn nỗ lực chia sẻ kiến thức của mình cho người khác. Và do đó họ sẽ có một cuộc sống thịnh vượng và xứng đáng.
Cho dù bạn là một thanh niên đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, hay một người trưởng thành đang muốn biết xem mình đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng là bạn hiểu chính mình và những đặc điểm tính cách có khả năng tác động đến sự thành công hay thất bại của bạn trong những ngành nghề khác nhau. Và cũng không kém phần quan trọng là bạn hiểu được điều gì là thực sự có ý nghĩa đối với bạn. Khi được trang bị những hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu của mình cùng với sự nhận thức về điều mà bạn thực sự coi trọng, thì bạn đang ở trong một tâm thế rất tốt để chọn cho mình một nghề nghiệp mà bạn cảm thấy xứng đáng.
Các INTJ thường có những nét đặc trưng sau:
- Có khả năng tiếp thu các kiến thức và lý thuyết phức tạp.
- Có xu hướng tạo ra trật tự và cấu trúc từ các lý thuyết trừu tượng.
- Là nhà chiến lược tối cao.
- Có cái nhìn về tương lai.
- Có cái nhìn toàn cục, tổng thể.
- Hiểu biết sâu rộng và trực giác tốt, và họ rất tin tưởng điều này.
- Đánh giá cao ý kiến của mình hơn của người khác.
- Yêu thích các thử thách mang tính lý thuyết.
- Cảm thấy tẻ nhạt khi giải quyết các công việc thường ngày.
- Đánh giá cao kiến thức và sự hiệu quả.
- Không kiên nhẫn với sự kém hiệu quả và mơ hồ.
- Có tiêu chuẩn rất cao về hiệu suất làm việc, và họ áp dụng cho chính mình mạnh mẽ nhất.
- Kín đáo và tách biệt với người khác.
- Bình tĩnh, thu thập và phân tích.
- Cực kì logic và hợp lý.
- Ý tưởng độc đáo và độc lập.
- Có khả năng lãnh đạo bẩm sinh, nhưng sẽ đi theo những người mà họ có thể hỗ trợ hoàn toàn.
- Sáng tạo, khéo léo, cách tân, và tháo vát.
- Làm việc một mình tốt nhất, và thích làm việc một mình.
Nhiều hơn bất kỳ loại tính cách nào khác, INTJ thường tỏa sáng khi chạm đến việc nắm bắt các lý thuyết phức tạp và áp dụng chúng vào những vấn đề để đi đến các chiến lược dài hạn. Bởi vì loại hình “ra chiến lược” này là trọng tâm và động lực của INTJ, cho nên có một sự kết hợp hài hòa giữa mong muốn và khả năng trong loại tính cách này. Theo đó, INTJ cảm thấy hạnh phúc và làm việc hiệu quả nhất trong các ngành nghề cho phép tạo ra sự hài hoà này, và môi trường này cho phép INTJ được có nhiều quyền tự quyết hơn trong cuộc sống hằng ngày của họ.
Danh sách nghề nghiệp trên đây được tạo ra dựa trên những cảm nhận về nghề nghiệp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp cho một INTJ. Mục đích của nó là cho bạn một sự tham khảo chứ không phải là một bản danh sách chi tiết. Không có bất cứ một cam kết nào chứng tỏ rằng những sự nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn, bên cạnh đó cũng có thể sự nghiệp thích hợp nhất đối với bạn cũng nằm trong danh sách này.
1. Trau dồi ưu điểm của mình! Làm những việc cho phép trực giác và khả năng suy luận logic của bạn được phát huy. Khám phá thế giới hấp dẫn của khoa học, toán học, luật và y học. Cho não bộ của bạn được giải phóng những khả năng phân tích vượt trội và quan sát chúng phát triển.
2. Đối mặt với khuyết điểm của mình! Chấp nhận những điểm yếu của bạn và tìm cách vượt qua chúng. Đặc biệt, nỗ lực sử dụng khả năng phán xét của mình dựa vào những ý tưởng nội tại và trực giác hơn là dùng nó để bỏ qua những ý kiến của người khác.
3. Cân nhắc hết sức cẩn thận. Bạn cần hiểu rõ trực giác của mình để biến mọi việc trở nên khả thi. Hãy dành thời gian để làm việc này, và tận dụng cơ hội để thảo luận các ý tưởng với những người khác. Bạn sẽ nhận ra rằng việc trao đổi những trực giác nội tại của bạn ra bên ngoài là một bài tập hết sức giá trị. Nếu bạn không có một ai đó để thảo luận ý tưởng của bạn thì bạn hãy cố diễn đạt ý tưởng của bạn rõ ràng bằng văn bản.
4. Thấu hiểu mọi thứ. Đừng bác bỏ ý kiến của người khác quá sớm chỉ vì bạn không tôn trọng người đưa ra ý kiến đó, hoặc do bạn nghĩ bạn đã biết tường tận về vấn đề đó rồi. Suy cho cùng, mỗi người đều có những ý kiến riêng, và không phải ai cũng biết hết mọi thứ. Như Steven Covey đã nói, “Phải thấu hiểu người khác để người khác có thể hiểu mình”.
5. Khi bạn giận dữ, bạn thất bại. Niềm đam mê và sức mạnh là tài sản quý giá của bạn nhưng có thể gây hại nếu bạn cho phép mình rơi vào cái “Bẫy Giận Dữ”. Hãy nhớ rằng Cơn Giận phá hoại các mối quan hệ cá nhân của bạn. Xem xét kỹ sự tức giận của bạn trước khi bạn trút cơn giận lên người khác, nếu không bạn sẽ thấy mình cô đơn. Sự bất đồng và thất vọng chỉ có thể được kiểm soát bằng một thái độ khách quan và bình thản.
6. Coi trọng nhu cầu tìm kiếm người có cùng cách nghĩ với bạn. Đừng mong mình trở thành một người đa cảm hoặc quá mức nồng nhiệt. Hãy nhận ra rằng những mối quan hệ vững chắc nhất của bạn với người khác sẽ bắt nguồn từ lý trí, chứ không phải từ tình cảm. Hãy quan tâm đến nhu cầu tình cảm của mọi người, hãy thể hiện tình cảm và sự tôn trọng chân thành đối với họ bằng chính con người thật của bạn. Luôn là chính mình, bạn nhé!
7. Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình. Đừng đổ lỗi những rắc rối của bạn lên đầu người khác. Cố gắng tự tìm kiếm hướng giải quyết. Không ai có khả năng kiểm soát cuộc sống của bạn bằng chính bản thân bạn.
8. Hãy khiêm tốn. Đánh giá bản thân bạn nghiêm khắc như cách bạn đánh giá người khác.
9. Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất. Đừng tự khiến bản thân và người khác phải chán nản bằng việc tỏ ra bi quan trong mọi thứ. Sẽ luôn có những hướng giải quyết tích cực cho mọi tình huống tiêu cực. Hãy nhớ rằng những tình huống tích cực được tạo nên nhờ thái độ tích cực và ngược lại. Mong chờ những điều tốt nhất, và nó sẽ tới với bạn.
10. Đừng cô lập mình. Nhận ra giá trị mà thế giới bên ngoài mang đến cho bạn, và hãy tương tác với thế giới bên ngoài một cách tự nhiên. Hãy tham gia các câu lạc bộ và diễn đàn mà ở đó có những cuộc thảo luận sâu sắc về chủ đề mà bạn quan tâm. Tìm và nuôi dưỡng tình bạn với những người có khả năng và năng lực như bạn để có thể thấu hiểu nhau. Hãy hướng ngoại theo cách riêng của bạn
INTJ tin vào sự tiến triển bền vững trong các mối quan hệ, và nỗ lực vì sự tự do cho bản thân và bạn bè của họ. Họ liên tục bắt tay vào các dự án “chỉnh sửa” nâng cao chất lượng tổng thể cuộc sống và các mối quan hệ của họ. Họ rất nghiêm túc trong những cam kết của mình, nhưng lại cởi mở để xác định lại sự cam kết nếu họ thấy việc gì đó có thể chứng minh là tiến bộ so với hiểu biết hiện tại của họ. INTJ không dễ dàng “cởi mở” và quá thân mật với bạn bè hoặc con cái, và đôi khi có vẻ như vô tâm với nhu cầu tình cảm của họ. Tuy nhiên, INTJ là những người rất có khả năng và thông minh, họ luôn phấn đấu để làm được điều tốt nhất, và luôn phát triển theo hướng tích cực. Nếu họ áp dụng những mục tiêu cơ bản này vào các mối quan hệ cá nhân, có khả năng họ sẽ tận hưởng những mối quan hệ tốt đẹp và hạnh phúc với gia đình và bạn bè.
Điểm mạnh của INTJ
- Không bị đe dọa bởi xung đột và chỉ trích.
- Thường tự tin vào bản thân.
- Nghiêm túc trong các mối quan hệ và cam kết.
- Nhìn chung rất thông minh và có khả năng.
- Có thể kết thúc một mối quan hệ khi biết mối quan hệ này nên dừng lại, mặc dù điều này có thể còn hiện diện trong đầu họ một thời gian sau đó.
- Quan tâm đến việc “tối ưu hóa” các mối quan hệ của họ.
- Là người lắng nghe giỏi.
Điểm cần khắc phục của INTJ
- Không tự nhiên đồng điệu với cảm xúc của người khác, đôi khi có thể vô tâm.
- Thường có xu hướng đáp lại các cuộc xung đột bằng logic và lý luận, hơn là mong đợi sự hỗ trợ về mặt tình cảm.
- Không tự nhiên khi thể hiện cảm xúc và tạo cảm giác yêu mến.
- Có xu hướng tin rằng họ luôn đúng.
- Có xu hướng không sẵn lòng hoặc không chấp nhận sự khiển trách.
- Việc họ liên tục cải thiện tất cả mọi thứ có thể gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ.
Có xu hướng giữ kín một phần nào đó về chính bản thân họ
Huyền
mình chờ kết quả