Danh mục
50 từ vựng tiếng anh chuyên ngành công nghệ thông tin phổ biến nhất

50 từ vựng tiếng anh chuyên ngành công nghệ thông tin phổ biến nhất


Trong thời buổi bùng nổ công nghệ hiện nay, tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin ngày càng có vai trò quan trọng. Việc học từ vựng tiếng anh chuyên ngành công nghệ thông tin nói riêng cũng như học tiếng Anh nói chung sẽ giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận với đỉnh cao công nghệ bởi tiếng Anh là ngôn ngữ chung của công nghệ thông tin.

50-tu-vung-tieng-anh-chuyen-nganh-cong-nghe-thong-tin-pho-bien-nhat

50 từ vựng tiếng anh chuyên ngành công nghệ thông tin

  1. Adware: phần mềm quảng cáo
  2. Application: ứng dụng
  3. Bloatware: những ứng dụng được các nhà sản xuất tích hợp vào thiết bị của họ để đưa vào cùng với hệ điều hành.
  4. Browser: trình duyệt
  5. Bug: lỗi kỹ thuật
  6. Cache memory: bộ nhớ cache
  7. Cookies: các tập tin được tạo bởi website bạn đã truy cập để lưu trữ thông tin duyệt web. Cookies được sử dụng để duy trì thông tin trạng thái khi bạn vào các trang (pages) khác nhau trên một website hoặc ghé thăm lại website này tại một thời điểm khác
  8. Crash: hiện tượng ứng dụng khi mở lên thì lập tức bị đóng hoặc trong lúc đang hoạt động bình thường thì tự đóng lại và tắt hoàn toàn khỏi hệ thống đa nhiệm của máy. Lỗi này có thể do hệ điều hành, do lập trình viên, do phần cứng hỏng, lỗi kết nối Internet hoặc do các lỗi phát sinh về vấn đề ngôn ngữ, quảng cáo
  9. Cursor: Thuộc tính cursor hiển thị con trỏ chuột khi di chuyển con trỏ vào thành phần.
  10. Driver: Ví dụ nếu máy tính của bạn có card màn hình nhưng bạn không cài Driver cho máy thì hệ điều hành sẽ không sử dụng được card màn hình này.
  11. E-commerce: thương mại điện tử
  12. E-mail: thư điện tử
  13. FAQ: (Frequently Asked Questions) là các câu hỏi thường gặp, nó đưa ra những câu hỏi phổ biến nhất mà người dùng thường gặp sau đó có phần giải đáp cho các câu hỏi
  14. Firewall: trong ngành mạng máy tính, bức tường lửa (tiếng Anh: firewall) là rào chắn mà một số cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước lập ra nhằm ngăn chặn người dùng mạng Internet truy cập các thông tin không mong muốn hoặc/và ngăn chặn người dùng từ bên ngoài truy nhập các thông tin bảo mật nằm trong mạng nội bộ.
  15. Font: phông chữ
  16. Hardware: phần cứng
  17. Homepage: trang chủ
  18. LAN: (Local Area Network) là mạng máy tính nội bộ, giao tiếp này cho phép các máy tính kết nối với nhau để cùng làm việc và chia sẻ dữ liệu.
  19. Login: đăng nhập
  20. Backup dữ liệu là sao chép các dữ liệu trong máy tính (hoặc tablet, smartphone…) của bạn và lưu trữ nó ở một nơi khác, phòng khi máy tính của bạn gặp vấn đề như hỏng ổ cứng, bị nhiễm virus nặng, bị mất máy…
  21. HTML: (tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, hay là “Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản”) là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web với các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web.
  22. Format: sự định dạng các vùng ghi dữ liệu của ổ đĩa cứng. Tuỳ theo từng yêu cầu mà có thể thực hiện sự định dạng này ở các thể loại cấp thấp hay sự định dạng thông thường. Format cấp thấp (LLF – low-level format) là sự định dạng lại các track, sector, cylinder.
  23. URL: đường link dẫn đến địa chỉ trang web
  24. RAM: RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ khả biến cho phép truy xuất đọc-ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ ô nhớ. Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi (tiếng Anh: Read-Only Memory) là loại bộ nhớ không khả biến dùng trong các máy tính hay hệ thống điều khiển, mà trong vận hành bình thường của hệ thống thì dữ liệu chỉ được đọc ra mà không được phép ghi vào.khi mất nguồn điện cung cấp.
  25. ROM: (tiếng Anh: Read-Only Memory) là loại bộ nhớ không khả biến dùng trong các máy tính hay hệ thống điều khiển, mà trong vận hành bình thường của hệ thống thì dữ liệu chỉ được đọc ra mà không được phép ghi vào.
  26. WAN: Mạng diện rộng WAN (wide area network) là mạng dữ liệu được thiết kế để kết nối giữa các mạng đô thị (mạng MAN) giữa các khu vực địa lý cách xa nhau.
  27. Source Code: Mã nguồn
  28. Network Administrators: người quản trị thiên về phần cứng là nhiều, họ có hiểu biết về phần vật lý và nguyên lý hoạt động của hệ thống
  29. Computer System Administrators: là người thiên về phần mềm và quản lý bằng phần mềm, sử dụng các dịch vụ để quản lý mạng
  30. DNS: Là từ viết tắt của “Domain Name System” (Hệ thống tên miền). Một máy chủ DNS đợi kết nối ở cổng số 53, có nghĩa là nếu bạn muốn kết nối vào máy chủ đó, bạn phải kết nối đến cổng số 53. Máy chủ chạy DNS chuyển hostname bằng các chữ cái thành các chữ số tương ứng và ngược lại.
  31. Vulnerability: Là một vùng, điểm dễ bị tổn thương trong hệ thống theo một yêu cầu được phát hiện ra, một đặc điểm hay một tiêu chuẩn, hay một vùng không được bảo vệ trong toàn bộ cấu trúc bảo mật của hệ thống mà để lại cho hệ thống các điểm dễ bị tấn công hoặc chịu ảnh hưởng các vấn đề khác. Các hacker thường khai thác (exploit) vulnerability để tấn công vào hệ thống.
  32. Domain: Là tên miền của một website nào đó
  33. Web Developers: Những người phát triển web
  34. Spread sheet: bảng tính
  35. Software piracy: vi phạm bản quyền phần mềm
  36. CPU: Central Processing Unit – bộ xử lý trung tâm
  37. Registered trademark: Thương hiệu đã đăng ký bảo hộ
  38. Malware: phần mềm độc hại
  39. Cloud computing: Điện toán đám mây hay Cloud Computing là mô hình điện toán cho phép truy cập qua mạng để lựa chọn và sử dụng tài nguyên tính toán theo nhu cầu một cách thuận tiện và nhanh chóng, đồng thời cho phép kết thúc sử dụng dịch vụ, giải phóng tài nguyên dễ dàng, giảm thiểu các giao tiếp với nhà cung cấp
  40. Internet service providers: nhà cung cấp dịch vụ Internet
  41. OCR – Optical Character Recognition: Nhận dạng ký tự quang học. Nhận dạng ký tự quang học (tiếng Anh: Optical Character Recognition, viết tắt là OCR), là loại phần mềm máy tính được tạo ra để chuyển các hình ảnh của chữ viết tay hoặc chữ đánh máy (thường được quét bằng máy scanner) thành các văn bản tài liệu.
  42. Parallel port: cổng song song
  43. Shell: Là chương trình giữa người dùng với nhân Linux. Mỗi lệnh được đưa ra sẽ được Shell diễn dịch rồi chuyển tới nhân Linux. Nói một cách dễ hiểu, Shell là bộ diễn dịch ngôn ngữ lệnh, ngoài ra nó còn tận dụng triệt để các trình tiện ích và chương trình ứng dụng có trên hệ thống.
  44. Whois: là một chương trình rất hữu ích, giúp bạn tìm ra những thông tin về hosts, networks và administrator của trang web đó là ai (Địa chỉ, Email, IP..)
  45. QWERTY: kiểu bố cục bàn phím phổ biến nhất trên các bàn phím máy tính và máy đánh chữ tiếng Anh.
  46. Windows: tên của một hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ hoạ được phát triển và được phân phối bởi Microsoft. Nó bao gồm một vài các dòng hệ điều hành, mỗi trong số đó phục vụ một phần nhất định của ngành công nghiệp máy tính.
  47. World Wide Web, WWW, the Web: mạng lưới thông tin toàn cầu
  48. WYSIWIG: (viết tắt của What You See Is What You Get trong tiếng Anh), thường được dịch là “thấy là lấy được” và hiểu như là “Giao diện tương tác tức thời – mắt thấy tay làm”, thường được dùng trong các chương trình ứng dụng văn phòng, các chương trình biên soạn, thiết kế web…
  49. Anti-virus software: phần mềm diệt virus
  50. Backup: bản sao lưu

Hy vọng qua bài viết “50 từ vựng tiếng anh chuyên ngành công nghệ thông tin phổ biến nhất” chia sẻ ngày hôm nay, Aroma có thể giúp bạn tăng thêm vốn hiểu biết về ngành này. Nếu bạn chưa tự tin với việc tự học, hãy điền thông tin vào bên dưới để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ giảng viên của aroma, Aroma đang có chương trình khuyến mại lớn dành cho bạn đấy, hãy cùng tìm hiểu:


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


sticky content