Kinh nghiệm phỏng vấn tiếng Anh cho người mới ra trường
Theo khảo sát, đa số sinh viên tốt nghiệp không có kinh nghiệm phỏng vấn tiếng Anh cho người mới ra trường. Điều này gây khó khăn cho rất nhiều bạn có mong muốn được làm việc trong môi trường quốc tế.
Kinh nghiệm phỏng vấn tiếng Anh cho người mới ra trường
Trong bài viết này, aroma xin đưa ra lời khuyên của những chuyên gia tuyển dụng hàng đầu về phỏng vấn tiếng Anh cho người mới ra trường, từ khâu chuẩn bị đến những điều cần lưu ý trong quá trình phỏng vấn.
-
Nghiên cứu trước tại nhà
Hãy dành thời gian tìm hiểu về tổ chức doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh và những yêu cầu của ngành bạn theo đuổi. Ít nhất bạn cũng cần đọc tìm đọc những thông tin trên qua mạng Internet. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi bạn bè đại học của bạn hoặc tham gia mạng cựu sinh viên của trường hay tìm hiểu qua mạng lưới của cha mẹ mình để nắm được thông tin về công việc. Nghiên cứu kỹ lưỡng tại nhà sẽ giúp bạn loại bỏ các thắc mắc không rõ ràng về xu hướng công việc hiện tại.
-
Dự đoán và chuẩn bị cho những câu hỏi điển hình trong phỏng vấn tiếng Anh
- Hãy cho tôi biết đôi điều về bản thân bạn. (Tell me something about yourself.)
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? (What are your strengths and weaknesses?)
- Hãy kể về những thành tích lớn nhất của bạn. (Tell me about your greatest accomplishments.)
- Hãy kể về một lần thất bại của bạn và cách bạn ứng phó với nó. (Share a time you failed and how you responded to the situation.)
- Tại sao bạn muốn công việc này? (Why do you want this job?)
- Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi? (Why do you choose our company?)
Bạn cần chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi căn bản này và luyện tập trình bày, đưa ra ví dụ một cách tự nhiên nhất có thể.
-
Câu trả lời của bạn cần thể hiện được giá trị bạn có thể cống hiến cho tổ chức
Nhiều sinh viên thường quá tập trung vào lý do tại sao họ muốn công việc này, những gì họ sẽ có được từ nó, và công việc này tốt cho họ ra sao. Bạn nên giải thích như thế nào và tại sao bạn có thể và sẽ đóng góp nhiều lợi ích cho tổ chức. Tìm cách khéo léo đề cập đến những gì họ có thể đạt được nếu họ thuê bạn (hoặc họ sẽ bỏ lỡ những gì nếu họ không làm điều này).
-
Sử dụng từ vựng đúng cách
Hãy gây ngạc nhiên cho nhà tuyển dụng bằng cách sử dụng kinh nghiệm và vốn từ vựng tiếng Anh trong học tập hoặc ngoại khóa của bạn trong mô tả công việc và phỏng vấn tiếng Anh. Rất ít sinh viên có thể làm được điều này. Ví dụ, nếu bạn học ngành nghệ thuật, hãy mô tả bằng đúng thuật ngữ và cấu trúc chuyên ngành tiếng Anh cách bạn lên chương trình cho một vở kịch.
-
Chuẩn bị một vài câu hỏi đáng chú ý
Điều này chứng tỏ bạn có sự chuẩn bị trước và hoàn toàn có tư duy chiến lược của riêng mình. Có sự khác biệt giữa “Xin hãy cho tôi biết về văn hóa công ty” (“Tell me about the culture”) và “Xin hãy cho tôi biết cách những quyết định quan trọng được thực hiện và một ví dụ về quyết định gần đây.” (“Tell me about how major decisions are made here and provide an example of a recent decision and the process used.”) Hoặc, “Tôi được biết công ty đang thay đổi định hướng chiến lược của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đơn vị kinh doanh này như thế nào? ” (“I read that the organization is changing its strategic direction. How will that affect this business unit?”). Tránh những câu hỏi dễ dàng học được từ các trang web.
-
Luyện tập phỏng vấn
Thực hành trước người có kinh nghiệm, bạn bè hoặc thậm chí tự phỏng vấn trước gương. Hầu hết các sinh viên không tập luyện trước khi đi phỏng vấn xin việc – điều này khiến họ phải chịu khá nhiều áp lực. Thực hành trước giúp bạn điều chỉnh những lời mình định nói, bao gồm nhịp điệu, nhấn nhá và biểu hiện trên khuôn mặt. Phỏng vấn tiếng Anh cho người mới ra trường không hề đơn giản vì cách thể hiện ý kiến bằng tiếng Anh khác hoàn toàn với tiếng mẹ đẻ của bạn.
-
Hãy tỏ ra khiêm tốn, tự tin, bộc lộ cá tính và sự nhiệt tình đúng mực
Hãy luôn mỉm cười. Chú ý nhịp điệu trong khi giao tiếp, giữ lời nói và ngôn ngữ cơ thể đúng mực sẽ giúp bạn gây được thiện cảm với người phỏng vấn. Đây là một trong những yếu tố quyết định quan trọng để người phỏng vấn đánh giá bạn có phải là ứng viên tiềm năng hay không. Nếu bạn không thể hiện tốt, người phỏng vấn sẽ không biết liệu bạn có thực sự muốn công việc hoặc bạn có thể đưa ra được cam kết với công ty hay không. Đây là một trong những lý do hàng đầu khiến nhiều người không nhận được lời mời làm việc.
-
Đừng đánh giá mọi việc qua vẻ bề ngoài
Nhiều sinh viên không vui khi nhận việc vì họ cảm thấy năng lực của mình cao hơn hay nản lòng vì cho rằng công việc không giúp họ thực hiện tham vọng của mình. Trong mỗi cuộc phỏng vấn, mục tiêu chính của bạn là được mời quay lại cuộc phỏng vấn tiếp theo và cuối cùng là được nhận vào làm việc. Trong quá trình này, nhiều người nhận ra công việc và tổ chức thú vị hơn những gì họ nghĩ ban đầu.
-
Kết thúc một cách ấn tượng
Luôn thể hiện rõ rằng bạn đang thực sự quan tâm đến các cơ hội, bao gồm cả lý do tại sao bạn muốn được cống hiến hết mình cho vị trí này và cho công ty. Gửi thư cảm ơn nhà tuyển dụng trong vòng 24 giờ sau cuộc phỏng vấn, khi họ vẫn còn ấn tượng về bạn. Việc này thể hiện sự quan tâm chân thành đến công việc và tính chuyên nghiệp của bạn. Để thực sự nổi bật, bạn nên viết thư cảm ơn ngay sau khi phỏng vấn. Tuy nhiên, đừng quên chú ý ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh trong email, tránh mắc những lỗi nhỏ vào thời điểm mang tính quyết định này.
Nếu chuẩn bị đầy đủ, chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn và có khả năng thành công cao hơn khi có kinh nghiệm phỏng vấn tiếng Anh cho người mới ra trường. Để biết trình độ ngoại ngữ của mình đang ở mức nào cũng như lộ trình học tiếng Anh phù hợp nhất với bản thân, bạn có thể đăng ký vào mẫu form dưới đây:
Tham khảo thêm:
>> Lớp học tiếng Anh giao tiếp