Danh mục
40 cấu trúc thể hiện quan điểm bằng tiếng Anh

40 cấu trúc thể hiện quan điểm bằng tiếng Anh


Bày tỏ quan điểm cá nhân bằng tiếng Anh là một phần không thể thiếu trong quá trình giao tiếp, đặc biệt là khi chúng ta muốn khẳng định bản thân mình trong các cuộc trò chuyện. Để làm điều này một cách tự tin, không chỉ cần chọn lựa cách diễn đạt sao cho lịch sự, tránh tạo nên không khí căng thẳng, mà còn phải biết cách phân biệt khi nào nên thể hiện ý kiến một cách mạnh mẽ, khi nào nên giữ quan điểm trung lập, hoặc thậm chí chủ quan.

Bài viết này của AROMA sẽ hướng dẫn bạn một số cấu trúc ngữ pháp để thể hiện quan điểm cá nhân bằng tiếng Anh một cách hiệu quả thay vì chỉ sử dụng “I think” hoặc “In my opinion”.

1. Đồng Tình với Ai Đó

Khi bạn đồng ý với ai đó, việc sử dụng các cụm từ phù hợp không chỉ thể hiện sự đồng thuận mà còn củng cố mối quan hệ tích cực. Dưới đây là một số cụm từ bạn có thể sử dụng:

    • “I can’t help thinking the same” (Tôi cũng nghĩ vậy) : Thể hiện sự đồng tình sâu sắc, như thể bạn không thể ngăn mình đồng ý với quan điểm đó.
    • “True enough” và “That’s right” (Đúng vậy): Khẳng định một cách mạnh mẽ về sự đúng đắn của ý kiến được đưa ra.
    • “I couldn’t agree more”(Tôi hoàn toàn đồng ý): Một cách thức mạnh mẽ để bày tỏ sự đồng ý tuyệt đối, không còn chỗ cho sự nghi ngờ.
  • Một số cấu trúc khác: 

That’s just what I was thinking (Đó cũng là điều tôi đang nghĩ)

That’s my view exactly (Đó chính xác là quan điểm của tôi)

2. Không Đồng Tình với Ai Đó

Trong trường hợp bạn không đồng tình, việc lựa chọn cách diễn đạt sao cho lịch sự và tôn trọng là rất quan trọng:

  • “Well, as a matter of fact…”(Có lẽ vấn đề là …): Mở đầu cho một lập luận phản biện một cách nhẹ nhàng, thể hiện bạn có thông tin hoặc quan điểm khác.
  • “I’m not so sure about that”(Tôi không chắc chắn về việc …): Biểu hiện sự nghi ngờ hoặc không chắc chắn, một cách thể hiện ý kiến mà không quá gay gắt.
  • Một số cấu trúc khác:

I see things rather differently myself (Tôi không thấy như vậy)

I don’t entirely agree with you (Tôi không hoàn toàn đồng tình với ý kiến của bạn)

Actually… (Thực ra thì …)

Well, my own opinion is that…. (Theo ý kiến của tôi thì …)

I must take issue with you on that (Tôi phải nêu vấn đề với bạn về việc …)

3. Ngắt Lời

Đôi khi, để tham gia vào cuộc trò chuyện hoặc đưa ra ý kiến của mình, bạn cần phải ngắt lời một cách lịch sự:

  • “Sorry to butt in …”(Xin lỗi phải ngắt lời …): Xin lỗi vì ngắt lời, thể hiện sự lịch sự trước khi đưa ra ý kiến hoặc thông tin của bạn.
  • Một số cấu trúc khác: 

Could I just say that … (Tôi có thể nói thêm rằng …)

Sorry to interrupt, but….. (Xin lỗi vì phải ngắt lời nhưng …)

4. Yêu Cầu Người Khác Nhắc Lại Ý Họ Vừa Nói

Khi bạn không nghe rõ hoặc không hiểu ý kiến được trình bày, việc yêu cầu làm rõ là cần thiết:

  • “Could you repeat what you said?”(Bạn có thể nhắc lại điều vừa nói không?) : Một yêu cầu lịch sự nhắc người khác lặp lại ý kiến, đảm bảo bạn hiểu đúng và đầy đủ thông tin.
  • Một số cấu trúc khác: 

Would you mind repeating that? (Bạn có thể nhắc lại điều đó không?)

Pardon? (Cái gì cơ?)

What was that? (Đó là gì vậy?)

I’m afraid I didn’t catch that. (Tôi e rằng tôi không rõ về việc đó)

5. Hỏi Quan Điểm Của Ai Về Vấn Đề Gì

Mở ra một cuộc trò chuyện, thể hiện sự quan tâm đến ý kiến của người khác:

  • “What are your views on…?(Ý kiến của bạn về…?)”: Hỏi ý kiến về một chủ đề cụ thể, thúc đẩy sự tham gia và trao đổi.
  • Một số cấu trúc khác: 

What are your feelings about….? (Bạn nghĩ gì về …?)

What’s your opinion? (Ý kiến của bạn là gì?)

6. Làm Rõ Nghĩa

Đôi khi, để làm cho ý kiến của bạn được hiểu rõ hơn, việc làm rõ là cần thiết:

  • “What I’m trying to say is…”(Tôi đang muốn nói rằng…): Giúp bạn diễn đạt lại ý kiến của mình một cách rõ ràng và dễ hiểu hơn.
  • Một số cấu trúc khác: 

In other words…. (Theo cách khác thì …)

Perhaps I should make that clearer by saying… (Có lẽ tôi nên làm rõ nghĩa về việc… )

How can I best say this? (Tôi nên giải thích thế nào cho dễ hiểu nhất nhỉ?)

To put it another way…. (Theo cách khác thì … )

7. Kéo Dài Thời Gian Suy Nghĩ

Khi cần thêm thời gian để suy nghĩ trước khi đưa ra ý kiến:

  • “May I think about that for a moment?”(Tôi có thể suy nghĩ về vấn đề này một lát được không?): Xin phép được suy nghĩ thêm, thể hiện sự cân nhắc và suy tư.
  • Một số cấu trúc khác

How can I put this? (Tôi có thể giải thích về vấn đề này như thế nào nhỉ?)

How can I best say this? (Tôi nên giải thích thế nào cho dễ hiểu nhất nhỉ?)

Let me get this right (Hãy để tôi giải thích thêm về việc này)

8. Tổng Kết Ý

Cuối cùng, khi bạn muốn tổng kết ý kiến của mình hoặc của cuộc thảo luận:

  • “In short,…”(Tóm lại …): Một cách ngắn gọn để điểm lại những gì đã được thảo luận, đặt dấu kết thúc cho cuộc trò chuyện hoặc bài phát biểu.
  • Một số cấu trúc khác: 

To sum up,…. (Tóm lại …)

So in conclusion,…. (Vậy thì kết luận lại …)

To summarize,…. (Để tổng kết lại …)

Bằng cách sử dụng các cụm từ này, bạn không chỉ thể hiện được quan điểm của mình một cách rõ ràng và chính xác mà còn góp phần xây dựng một môi trường giao tiếp lành mạnh và tôn trọng.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


sticky content