Danh mục
Cách học tiếng Anh chuyên ngành y hiệu quả theo nguyên tắc 1H5W

Cách học tiếng Anh chuyên ngành y hiệu quả theo nguyên tắc 1H5W


Y học là ngành khoa học không ngừng cập nhật và phát triển từng ngày. Vì vậy, các y bác sĩ muốn bắt kịp với những bước tiến y học thế giới cần phải có nền tảng tiếng Anh chuyên ngành y vững chắc. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách học tiếng Anh chuyên ngành y hiệu quả nhất. Vì vậy aroma xin chia sẻ nguyên tắc 1H5W sau đây để bạn tìm hiểu và áp dụng.

Cach-hoc-tieng-anh-chuyen-nganh-y-hieu-qua-theo-nguyen-tac-1h5w

Hướng dẫn cách học tiếng Anh chuyên ngành y hiệu quả với nguyên tắc 1H5W

Tiếng Anh chuyên ngành y bao gồm nhiều thuật ngữ, khái niệm mang tính học thuật cao, gây nhiều khó khăn cho người mới học. Aroma xin giới thiệu tới các bạn một cách học tiếng Anh chuyên ngành y hiệu quả và khoa học, đó là nguyên tắc 1H5W.

  • What?: Cần học cái gì trước để làm cơ sở?
  • Why?: Tại sao phải học điều cơ bản như “gốc từ” (roots), “tiền tố” (prefixes), “hậu tố” (suffixes) trong tiếng Anh chuyên ngành y?
  • Who? When? Where?: Học tiếng Anh chuyên ngành y với ai? Ở đâu? (mạng, câu lạc bộ, ở nhà …), Lúc nào? (phân chia như thế nào là hợp lý và hiệu quả).
  • How?: Học như thế nào (phương pháp, chiến lược…) để đạt kết quả tốt?

Từ những câu hỏi nêu trên, ta sẽ nghiên cứu chi tiết hơn bằng cách phân tích 4 chủ đề chính:

  • Đặc trưng cơ bản của thuật ngữ y học.
  • Cấu trúc của một thuật ngữ y học.
  • Cách định nghĩa một thuật ngữ y học.
  • Cách học thuật ngữ y học.
  1. Đặc trưng cơ bản của thuật ngữ y học

Đặc trưng quan trọng nhất của bất kỳ một ngành khoa học và kỹ thuật nào là hệ thuật ngữ. Đặc điểm chính của hệ thuật ngữ y học là thuật ngữ thường có gốc Hy lạp hoặc La tinh.

  1. Cấu trúc một thuật ngữ y học

Ta có thể chia những thuật ngữ thành các thành phần nhỏ có nghĩa. Các thành phần đó gồm: gốc từ, tiền tố, hậu tố. Nắm vững hệ thống thành phần phổ biến cấu tạo nên thuật ngữ là một cách học tiếng Anh chuyên ngành y hiệu quả.

a. Gốc từ:

  • Là bộ phận chính của một thuật ngữ y học.
  • Chỉ một bộ phận trên cơ thể.
  • Một thuật ngữ y học đều có một hay hai gốc từ trở lên.

Một số gốc từ thường gặp ở các hệ: tim mạch, hô hấp, tiết niệu:

Các gốc từ hệ tim mạch:

  • Cardi(o): 1. Heart – tim, 2. Cardia – tâm vị
  • Arteri(o): Artery – động mạch
  • Aort(o): Aorta – động mạch chủ
  • Phleb(o)[Gr]*: Vein – tĩnh mạch
  • Ven(o)[L]*: Vein – tĩnh mạch
  • Angi(o)[Gr]*: Vessel – mạch máu
  • Va(o)[L]*: Vessel – mạch máu
  • H(a)emat(o)/hemo[Gr]*: Blood – máu/huyết
  • Sanguin(o)[L]*: Blood – máu/huyết
  • Thromb(o): Blood clot – huyết khối

Các gốc từ hệ hô hấp:

  • Aden(o): Gland – tuyến/hạch
  • Adenoid(o): Adenoids – hạch hạnh nhân/sùi vòm họng
  • Bronch(i)/(o): Bronchus – phế quản
  • Bronchiol(o): Bronchiole – tiểu phế quản
  • Laryng(o): Larynx – thanh quản
  • Pector(o)/thorac(o): Chest – ngực
  • Pharyng(o): Pharynx – họng, hầu
  • Phren(o): Diaphram – cơ hoành
  • Pneumon(o)/pneum(o)[Gr]*: Air, Lung – khí, phổi
  • Pulmon(o)[L]*: Lung – phổi
  • Rhin(o): Nose – mũi

Các gốc từ hệ tiết niệu:

  • Nephr(o) [Gr]*: Kidney – thận
  • Ren(o) [L]*: Kidney – thận
  • Cyst(o) [Gr]*: Bladder – bàng quang
  • Vesic(o) [L]*: Bladder – bàng quang
  • Pyel(o): Renal pelvis – bể thận
  • Ureter(o): Ureter – niệu quản
  • Urethr(o): Urethra – niệu đạo
  • Ur(o)/urin(o): Urine – nước tiểu

*Gr: viết tắt của từ Greek, chỉ gốc từ Hy lạp

*L: viết tắt của từ La tinh, chỉ gốc từ La tinh

b. Hậu tố

  • Là phần thêm sau gốc từ.
  • Cho ta biết: bệnh tật/rối loạn, chẩn đoán, phương thức phẫu thuật

Một số hậu tố chỉ bệnh tật/rối loạn thường gặp:

  • Algia: Pain – đau (VD: Cardialgia: đau vùng tim)
  • Cele: Hernia – thoát vị/lồi (VD: Cardiocele: thoát vị tim)
  • Dynia: Pain – đau (VD: Cardiodynia: đau vùng tim)
  • Ectasis/ectasia: Dilatation – giãn (VD: Cardiectasis/cardiectasia: chứng giãn tim)
  • Itis: Inflammation – viêm (VD: Carditis : viêm tim)
  • Lith: Stone – sỏi (VD: Cardilith: sỏi tim)
  • Malacia: Abnormal softening – nhũn (VD: Cardiomalacia: (chứng) nhũn tim)
  • Megaly: Enlargement – phì/to (VD: Cardiomegaly: (chứng) to tim)
  • Plegia: Paralysis – liệt (VD: Cardioplegia: làm liệt tim)
  • Pathy: Disease – bệnh (VD: Cardiopathy: bệnh tim)
  • Ptosis: Prolapse – sa (VD: Cardioptosis: (chứng) sa tim)
  • Rrhexis: vỡ, rách (VD: Cardiorrhexis: vỡ tim, rách tim)
  • Sclerosis: xơ (VD: Cardiosclerosis: (chứng) xơ cứng tim)

Một số hậu tố chỉ sự chẩn đoán thường gặp:

  • Gram: Written/pictorial record – bản ghi, hình ghi
  • Graph: Device for graphic/pictorial recording – dụng cụ dùng để ghi
  • Graphy: An act of graphic/pictorial recording – phép ghi, kỹ thuật dùng để ghi
  • Meter: Device for measuring – dụng cụ dùng để đo
  • Metry: An act of measuring – phép đo
  • Scope: Device for viewing – dụng cụ dùng để xem
  • Scopy: An act of viewing – kỹ thuật dùng để xem

Một số chỉ phương thức phẫu thuật thông thường:

  • Tomy: Cut/incision – mở, cắt, rạch
  • Ectomy: Removal – cắt bỏ
  • Stomy: Artificial opening – mở thông, dẫn lưu
  • Pexy: Fixation – cố định
  • Rrhaphy: Suture – khâu
  • Plasty: Repair – tạo hình

c. Tiền tố

  • Là phần đặt trước một thuật ngữ y học.
  • Cho ta biết: thời gian, tốc độ, vị trí, kích cỡ, số lượng

2 tiền tố chỉ thời gian:

  • Ante/pre-: Before – trước
  • Post-: After – sau

2 tiền tố chỉ tốc độ:

  • Brady-: Slow – chậm
  • Tachy-: Quick – nhanh

2 tiền tố chỉ vị trí:

  • Ec-/ect(o)-/ex-: Outside – bên ngoài
  • En-/endo-/exo-: Inside, within – bên trong

2 tiền tố chỉ kích cỡ:

  • Macro-: Big – lớn
  • Micro-: Small – nhỏ

2 tiền tố chỉ số lượng:

  • Olig/olig(o)-: Few – ít
  • Poly-: Many – nhiều
  1. Cách định nghĩa một thuật ngữ y học

Lấy thuật ngữ h(a)ematology/-h(a)emat/o/logy (huyết học) làm ví dụ:

  • H(a)emat-: là gốc từ và có nghĩa là “máu”.
  • /o/ là nguyên âm kết hợp.
  • logy là hậu tố và có nghĩa là “sự nghiên cứu” (the study of”)

Cách học tiếng Anh chuyên ngành y hiệu quả là khi đọc một thuật ngữ y học, đọc hậu tố trước, rồi thành phần mở đầu của thuật ngữ. Vậy, thuật ngữ “h(a)emat/o/logy” là “the study of the blood” (nghiên cứu về máu).

Đối với thuật ngữ dài hơn, chia thuật ngữ đó thành các thành phần. Ví dụ chia thuật ngữ “electrocardiography” thành “electr/o/cardi/o/graphy”, rồi bắt đầu định nghĩa hậu tố “-graphy” có nghĩa là “kỹ thuật dùng để ghi/phép ghi” (the recording of) và thành phần mở đầu “electr(o)” có nghĩa là “điện” (electricity) và thành phần kế tiếp là “cardi(o)” có nghĩa là “tim” (heart). Vậy, thuật ngữ “electrocardiography” là “the recording of the electricity of the heart” (phép ghi điện tim).

  1. Cách học một thuật ngữ y học

Để nắm rõ một thuật ngữ y học, bạn nên học từng thành phần như tiền tố, gốc từ, hậu tố. Các gốc từ thường chỉ các bộ phận cơ thể nên bạn có thể dễ dàng ghi nhớ chúng qua các hệ như: tim mạch, hô hấp, tiết niệu… Các hậu tố thường chỉ: các rối loạn/bệnh tật, chẩn đoán, các phương thức phẫu thuật. Còn các tiền tố cho ta biết: thời gian, tốc độ, vị trí, kích cỡ, số lượng…

Sử dụng thẻ ghi nhớ (flashcards) là một cách học tiếng Anh chuyên ngành y hiệu quả và dễ áp dụng. Ưu điểm của thẻ ghi nhớ là chi phí thấp, dễ mang theo và có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi.

Internet cũng nguồn tư liệu trực tuyến khổng lồ, bạn có thể tải nhiều ebook giáo trình tiếng Anh chuyên ngành y khoa miễn phí trên các trang web học tiếng Anh chuyên ngành, hoặc tham gia vào các diễn đàn y khoa để học hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn từ những người cùng ngành.

Trên đây là cách học tiếng Anh chuyên ngành y hiệu quả theo phương pháp 1H5W, hy vọng sẽ giúp các bạn học tiếng Anh chuyên ngành y dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên học các thêm các tình huống thực tế để trau dồi thêm kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.

Xem thêm:


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


sticky content