Danh mục
Tiếng Anh chuyên ngành thiết kế nội thất

Tiếng Anh chuyên ngành thiết kế nội thất


Bạn có cần biết tiếng Anh để trở thành một nhà thiết kế nội thất giỏi không? Thực tế thì không cần thiết nhưng nếu biết thì con đường sự nghiệp của bạn sẽ thăng tiến dễ dàng, thu nhập cao hơn, gặp gỡ nhiều đối tác nước ngoài và chốt được nhiều hợp đồng có giá trị cao hơn. Chính vì vậy trong bài viết này, AROMA sẽ cung cấp đến bạn bộ thuật ngữ, mẫu câu tiếng Anh chuyên ngành thiết kế nội thất giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp với khách hàng ngoại quốc.

tiếng-anh-chuyên-ngành-thiết-kế-nội-thất

Ngành thiết kế nội thất tiếng Anh là gì?

Thiết kế nội thất tiếng Anh là Interior Design. Đây là một lĩnh vực riêng của ngành Kiến trúc, chuyên về việc tạo ra và cải tạo không gian bên trong của các căn nhà, văn phòng công ty, cửa hàng, hay các không gian khác với mục đích tối ưu hóa chức năng sử dụng và tạo ra môi trường sống hoặc làm việc thẩm mỹ, tiện nghi và thoải mái cho người sử dụng.

Các chuyên gia thiết kế nội thất (Interior designer) sẽ tư vấn, lên ý tưởng, thiết kế, lựa chọn màu sắc, nội thất, đồ trang trí, vật liệu và đồ dùng để tạo nên không gian hài hòa, đẹp mắt, phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng.

Tổng hợp bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành thiết kế nội thất

từ-vựng-tiếng-anh-về-nội-thất-thông-dụng

Nội thất nhà ở

Living room (Phòng khách)

  • Armchair – /ˈɑrmˌtʃɛr/ – ghế bành
  • Bookshelf – /ˈbʊkˌʃɛlf/ – giá sách
  • Ceiling fan – /ˈsiːlɪŋ fæn/ – quạt trần
  • Chandelier – /ˌʃændəˈlɪr/ – đèn chùm
  • Coffee mug – /ˈkɒfi mʌɡ/ – tách cà phê
  • Couch – /kaʊʧ/ – ghế dài
  • Curtain – /ˈkɜrtən/ – rèm cửa
  • Cushion – /ˈkʊʃən/ – đệm ngồi
  • Display cabinet – /dɪsˈpleɪ ˈkæbɪnɪt/ – tủ trưng bày
  • Fireplace – /ˈfaɪərˌpleɪs/ – lò sưởi
  • Floor lamp – /flɔr læmp/ – đèn đứng
  • Hanger stand – /ˈhæŋər stænd/ – giá treo đồ
  • Mat – /mæt/ – thảm chùi chân
  • Painting – /ˈpeɪntɪŋ/ – tranh treo tường
  • Rug – /rʌɡ/ – thảm trải sàn
  • Shelf – /ʃɛlf/ – kệ để đồ
  • Side table – /saɪd ˈteɪbl/ – bàn cà phê
  • Sofa – /ˈsoʊfə/ – ghế đệm
  • Stool – /stuːl/ – ghế đẩu
  • Tea set – /ti sɛt/ – bộ ấm chén
  • Television – /ˈtɛləˌvɪʒən/ – tivi
  • Tile – /taɪl/ – gạch ốp sàn, tường
  • Vase – /veɪs/ – lọ hoa
  • Wall clock – /wɔl klɒk/ – đồng hồ treo tường
  • Wallpaper – /ˈwɔlˌpeɪpər/ – giấy dán tường

Kitchen (Phòng bếp)

  • Blender – /ˈblɛndər/ – máy xay
  • Can opener – /kæn ˈoʊpnər/ – đồ mở hộp
  • Coffee maker – /ˈkɒfi ˈmeɪkər/ – máy pha cà phê
  • Countertop – /ˈkaʊntərˌtɒp/ – mặt bếp
  • Cupboard – /ˈkʌbərd/ – tủ chén
  • Cutting board – /ˈkʌtɪŋ bɔrd/ – thớt
  • Dining table – /ˈdaɪnɪŋ ˈteɪbl/ – bàn ăn
  • Dishwasher – /ˈdɪʃˌwɒʃər/ – máy rửa bát
  • Faucet – /ˈfɔˌsɪt/ – vòi nước
  • Food container – /fuːd kənˈteɪnər/ – hộp đựng thực phẩm
  • Juicer – /ˈdʒuːsər/ – máy ép trái cây
  • Kitchen island – /ˈkɪʧən ˈaɪlənd/ – đảo bếp
  • Microwave – /ˈmaɪkrəˌweɪv/ – lò vi sóng
  • Oven – /ˈʌvən/ – lò nướng
  • Pan – /pæn/ – chảo rán
  • Pot – /pɒt/ – nồi
  • Pressure cooker – /ˈprɛʃər ˈkʊkər/ – nồi áp suất
  • Range hood – /reɪndʒ hʊd/ – máy hút mùi
  • Refrigerator – /rɪˈfrɪʤəreɪtər/ – tủ lạnh
  • Sink – /sɪŋk/ – bồn rửa
  • Spice rack – /spaɪs ræk/ – giá đựng gia vị
  • Tea kettle – /ti ˈkɛtəl/ – ấm đun nước
  • Trash bin – /træʃ bɪn/ – thùng rác
  • Utensil – /juːˈtɛnsəl/ – dụng cụ nhà bếp
  • Water filter – /ˈwɔtər ˈfɪltər/ – máy lọc nước

Bedroom (Phòng ngủ)

  • Air conditioner – /ˈɛr kənˈdɪʃənər/ – điều hòa
  • Alarm clock – /əˈlɑrm klɑk/ – đồng hồ báo thức
  • Bed – /bɛd/ – giường
  • Bed frame – /bɛd freɪm/ – khung giường
  • Bedding set – /ˈbɛdɪŋ sɛt/ – bộ chăn ga gối đệm
  • Bedspread – /ˈbɛdˌsprɛd/ – ga giường
  • Blanket – /ˈblæŋkɪt/ – chăn
  • Bolster – /ˈboʊlstər/ – gối ôm
  • Canopy – /ˈkænəpi/ – mái vòm
  • Ceiling fan – /ˈsilɪŋ fæn/ – quạt trần
  • Closet – /ˈklɑzɪt/ – tủ âm tường
  • Dresser – /ˈdrɛsər/ – bàn trang điểm
  • Hanger – /ˈhæŋɚ/ – móc treo quần áo
  • Lamp – /læmp/ – đèn đọc sách
  • Mattress – /ˈmætrəs/ – nệm
  • Mirror – /ˈmɪrər/ – gương soi
  • Night light – /naɪt laɪt/ – đèn ngủ
  • Nightstand – /naɪt stænd/ – bàn đầu giường
  • Pendant light – /ˈpɛndənt laɪt/ – đèn treo trần
  • Pillow – /ˈpɪloʊ/ – gối ngủ
  • Throw pillow – /θroʊ ˈpɪloʊ/ – gối trang trí
  • Wall art – /wɔl ɑrt/ – tranh trang trí
  • Wall sconce – /wɔl skɑns/ – đèn treo tường
  • Wardrobe – /ˈwɔrˌdroʊb/ – tủ quần áo
  • Window blinds – /ˈwɪndoʊ blaɪndz/ – rèm cửa sổ

Bathroom (Phòng tắm)

  • Anti-slip mat – /ˌæntiˈslɪp mæt/ – thảm chống trượt
  • Bathrobe – /ˈbæθˌroʊb/ – áo choàng tắm
  • Bathtub – /ˈbæθˌtʌb/ – bồn tắm
  • Bidet – /bɪˈdeɪ/ – bồn xịt vệ sinh
  • Brush – /brʌʃ/ – chổi quét
  • Exhaust fan – /ɪɡˈzɔst fæn/ – quạt thông gió
  • Floor drain – /flɔr dreɪn/ – lỗ thoát nước
  • Glass shelf – /ɡlæs ʃɛlf/ – kệ kính
  • Hamper – /ˈhæmpər/ – giỏ đựng đồ
  • Medicine chest – /ˈmɛdəsɪn tʃɛst/ – tủ thuốc
  • Shampoo – /ʃæmˈpu/ – dầu gội
  • Shower – /ˈʃaʊər/ – vòi sen
  • Shower curtain – /ˈʃaʊər ˈkɜrtən/ – rèm tắm
  • Shower diverter – /ˈʃaʊər dɪˈvɜrtər/ – cần gạt nước
  • Shower shelf – /ˈʃaʊər ʃɛlf/ – giá để đồ tắm
  • Soap dish – /soʊp dɪʃ/ – khay để xà bông
  • Storage cabinet – /ˈstɔrɪdʒ ˈkæbənɪt/ – tủ lưu trữ
  • Switch – /swɪtʃ/ – công tắc
  • Tissue box – /ˈtɪʃu bɒks/ – hộp giấy ăn
  • Toilet – /ˈtɔɪlɪt/ – bồn cầu
  • Toilet paper holder – /ˈtɔɪlɪt ˈpeɪpər ˈhoʊldər/ – giá giấy vệ sinh
  • Toothbrush holder – /ˈtuθˌbrʌʃ ˈhoʊldər/ – giá đựng bàn chải đánh răng
  • Towel – /ˈtaʊəl/ – khăn tắm
  • Towel rack – /ˈtaʊəl ræk/ – kệ để khăn
  • Water heater – /ˈwɔtər ˈhitər/ – bình nóng lạnh

Nội thất văn phòng

  • Bookshelf – /ˈbʊkˌʃɛlf/ – giá sách
  • Bulletin board – /ˈbʊlɪtɪn bɔrd/ – bảng thông báo
  • Carpet – /ˈkɑrpɪt/ – thảm lót sàn
  • Chair – /tʃɛr/ – ghế ngồi
  • Computer – /kəmˈpjuːtər/ – máy tính
  • Conference room – /ˈkɒnfərəns ruːm/ – phòng họp
  • Conference table – /ˈkɒnfərəns ˈteɪbl/ – bàn họp
  • Cubicle – /ˈkjuːbɪkl/ – khu làm việc
  • Desk – /dɛsk/ – bàn làm việc
  • Drawer – /ˈdrɔːr/ – ngăn kéo
  • File cabinet – /faɪl ˈkæbɪnɪt/ – tủ hồ sơ
  • Lamp – /læmp/ – đèn bàn
  • Lounge chair – /laʊndʒ tʃɛr/ – ghế nghỉ ngơi
  • Name board – /neɪm bɔrd/ – bảng tên
  • Paper shredder – /ˈpeɪpər ˈʃrɛdər/ – máy hủy giấy
  • Partition – /pɑːrˈtɪʃən/ – vách ngăn
  • Photocopier – /ˈfoʊtoʊˌkɒpiər/ – máy photocopy
  • Plant – /plænt/ – cây cảnh
  • Printer – /ˈprɪntər/ – máy in
  • Reception desk – /rɪˈsɛpʃən dɛsk/ – quầy tiếp tân
  • Scanner – /ˈskænər/ – máy quét
  • Sofa – /ˈsoʊfə/ – ghế sofa
  • Standing desk – /ˈstændɪŋ dɛsk/ – bàn đứng
  • Supplies – /səˈplaɪz/ – văn phòng phẩm
  • Whiteboard – /ˈwaɪtbɔrd/ – bảng trắng

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành thiết kế nội thất về về các hoạt động thi công

  • Arrange – /əˈreɪndʒ/ – Sắp xếp
  • Assemble – /əˈsɛmbəl/ – Lắp ráp
  • Caulk – /kɔːk/ – Khoét kín, trám khe
  • Cut – /kʌt/ – Cắt
  • Demolish – /dɪˈmɒlɪʃ/ – Phá dỡ
  • Design – /dɪˈzaɪn/ – Thiết kế
  • Drill – /drɪl/ – Khoan
  • Engrave – /ɪnˈɡreɪv/ – Khắc
  • Fasten – /ˈfæsən/ – Gắn chặt
  • Finalize – /ˈfaɪnəlaɪz/ – Hoàn tất, kết thúc
  • Finish – /ˈfɪnɪʃ/ – Hoàn thiện
  • Frame – /freɪm/ – Dựng khung
  • Glue – /ɡluː/ – Dán keo
  • Hand over – /hænd ˈoʊvər/ – Bàn giao, giao nộp
  • Hang – /hæŋ/ – Treo lên
  • Inspect – /ɪnˈspɛkt/ – Kiểm tra, thanh tra
  • Install – /ɪnˈstɔːl/ – Lắp đặt
  • Insulate – /ˈɪnsjʊleɪt/ – Cách nhiệt
  • Level – /ˈlɛvəl/ – Cân đồng phẳng
  • Measure – /ˈmɛʒər/ – Đo lường
  • Nail – /neɪl/ – Đóng đinh
  • Paint – /peɪnt/ – Sơn
  • Plumb – /plʌm/ – Lắp đặt ống nước
  • Polish – /ˈpɒlɪʃ/ – Đánh bóng
  • Reinforce – /ˌriːɪnˈfɔːrs/ – Gia cố
  • Renovate – /ˈrɛnəˌveɪt/ – Sửa chữa, cải tạo
  • Repaint – /ˌriːˈpeɪnt/ – Sơn đè
  • Sand – /sænd/ – Chà nhám
  • Saw – /sɔː/ – Cưa
  • Screw – /skruː/ – Vặn vít
  • Source – /sɔːrs/ – Tìm kiếm, định vị nguồn cung cấp
  • Stain – /steɪn/ – Nhuộm màu
  • Stencil – /ˈstɛnsəl/ – Sơn mẫu
  • Strip – /strɪp/ – Bóc lớp, lột vỏ
  • Supervise – /ˈsuːpərvaɪz/ – Giám sát
  • Tile – /taɪl/ – Lát gạch, ốp gạch
  • Upholster – /ʌpˈhoʊlstər/ – Đóng nệm, bọc nỉ
  • Wallpaper – /ˈwɔːlˌpeɪpər/ – Dán tường
  • Weld – /wɛld/ – Hàn
  • Wire – /waɪər/ – Đấu nối, lắp đặt dây điện

Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành Thiết kế nội thất thông dụng

  • What are your thoughts on adding more natural light to the living room area?

(Anh/Chị nghĩ sao về việc thêm ánh sáng tự nhiên cho phòng khách?)

  • Let’s discuss incorporating a feature wall with decorative elements in the bedroom.

(Hãy thảo luận về việc làm cho bức tường nổi bật với đồ trang trí trong phòng ngủ.)

  • I suggest rearranging the furniture layout in the office to improve functionality.

(Tôi đề xuất bố trí lại nội thất trong văn phòng để nâng cao tính năng sử dụng.)

  • How about using a mix of textures and materials in the kitchen design to create visual interest?

(Còn việc sử dụng bộ kết cấu và vật liệu trong thiết kế nhà bếp để làm cho hình ảnh thú vị hơn được không?)

  • We need to select a color scheme that complements the overall theme of the conference room.

(Chúng ta cần chọn bảng màu phù hợp với chủ đề tổng thể của phòng họp.)

  • Let’s explore space-saving solutions for the cubicle area without compromising comfort.

(Hãy khám phá các giải pháp tiết kiệm không gian cho khu vực làm việc cá nhân mà vẫn đảm bảo sự thoải mái.)

  • I recommend using biophilic design elements to bring more nature-inspired touches to the reception area.

(Tôi đề xuất sử dụng các yếu tố thiết kế sinh học để mang lại cảm hứng thiên nhiên cho khu vực lễ tân.)

  • Let’s focus on creating a cohesive color palette throughout the space to achieve a harmonious feel.

(Hãy tập trung vào việc thiết kế bảng màu nhất quán cho toàn bộ không gian để đạt được cảm giác hài hòa.)

  • How about incorporating some accent lighting fixtures to highlight key areas in the room?

(Còn việc tích hợp đèn chiếu sáng để làm nổi bật các khu vực chính trong phòng thì sao?)

  • Let’s choose furniture pieces that offer both style and functionality for the lounge area.

(Hãy chọn những mảnh nội thất vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng cho khu vực ghế nghỉ.)

  • I recommend using glass partitions to maintain an open feel while creating designated spaces.

(Tôi đề xuất sử dụng vách ngăn kính để giữ cho không gian mở mà vẫn tạo ra được các không gian riêng.)

  • How do you feel about incorporating more greenery and planters into the design to add a touch of nature?

(Bạn nghĩ sao về việc tích hợp hoa và cây cảnh vào thiết kế để thêm yếu tổ thiên nhiên?)

  • Let’s explore different material options for the furniture to achieve the desired aesthetic and durability.

(Hãy khám phá các tùy chọn vật liệu khác nhau cho nội thất để đạt được mỹ quan và độ bền như Anh/Chị mong muốn.)

  • I suggest incorporating smart storage solutions to maximize space utilization in the bathroom area.

(Tôi đề xuất tích hợp các giải pháp lưu trữ thông minh để tối đa hóa việc sử dụng không gian trong khu vực phòng tắm.)

  • Before finalizing the design, let’s present a 3D visualization to help you better envision the end result.

(Trước khi hoàn thiện thiết kế, cho phép tôi trình bày bản 3 chiều trực quan để giúp Anh/Chị hình dung rõ hơn về kết quả cuối cùng.)

Các đoạn hội thoại tiếng Anh chuyên ngành kiến trúc thông dụng và hữu ích

Nguồn học tiếng Anh chuyên ngành thiết kế nội thất

1. Website chuyên ngành

Có rất nhiều trang web và nền tảng học trực tuyến cung cấp các khóa học tiếng Anh chuyên ngành thiết kế nội thất. Bạn có thể tìm kiếm trên các trang web như Udemy, Coursera, edX, hoặc Khan Academy để tìm các khóa học phù hợp.

07 websites giúp nâng trình tiếng Anh cho dân kiến trúc

2. Tài liệu, giáo trình

Đặc thù của ngành Thiết kế nội thất là có rất nhiều đầu báo và tạp chí chuyên ngành. Đây là một nguồn vô cùng hữu ích trong việc giúp người học nâng cao chuyên môn trong ngành Kiến trúc nói chung và Nội thất nói riêng.

Xem thêm: Tài liệu tiếng Anh chuyên ngành kiến trúc

3. Video và podcast 

Hiện nay, việc chia sẻ kiến thức đã trở nên phổ biến và dễ dàng tiếp cận hơn bao giờ hết. Người học có thể tiếp cận kiến thức từ các chuyên gia thiết kế nội thất thông qua việc theo dõi các kênh Youtube của họ,nghe podcast từ những người nổi tiếng trong ngành. Điều này mang lại lợi ích lớn cho người học tiếng Anh để có thể áp dụng chúng vào các dự án thiết kế của chính mình.

Trên đây là tổng hợp bộ từ vựng và mẫu câu tiếng Anh chuyên ngành Thiết kế nội thất. Qua bài viết này AROMA hy vọng các bạn có thể nắm vững và ứng dụng tiếng Anh chuyên ngành trong công việc một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn muốn nâng trình tiếng Anh trong thời gian ngắn, hãy tham khảo các khóa tiếng Anh dành riêng cho người đi làm tại đây nhé!


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


sticky content