Danh mục
Hội thoại tiếng Anh chuyên ngành nhân sự theo tình huống thực tế

Hội thoại tiếng Anh chuyên ngành nhân sự theo tình huống thực tế


hội-thoại-tiếng-anh-thực-tế-ngành-nhân-sự

Ngành nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc tạo và duy trì môi trường làm việc hiệu quả năng suất. Thời đại đang ngày càng phát triển, các công ty cũng đang dần vươn mình ra các thị trường quốc tế để tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Vậy nên, yêu cầu về việc thực hiện các cuộc họp, phỏng vấn, và đàm phán bằng tiếng Anh là một điều tất yếu, nhưng đối với nhiều người thì đây lại là nỗi “ám ảnh” do khả năng tiếng Anh chưa tốt.

Nếu bạn chưa tự tin với khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình, hãy tham khảo ngay bài bài viết này để tích lũy thêm cho mình những đoạn hội thoại tiếng Anh chuyên ngành nhân sự phổ biến nhất nhé!

Tại sao nên học tiếng Anh nhân sự qua các đoạn hội thoại thực tế?

Với những bạn đang làm việc, quan tâm đến lĩnh vực nhân sự thì học tiếng Anh qua các đoạn hội thoại tiếng Anh chuyên ngành Nhân sự sẽ giúp các bạn có thể áp dụng mẫu câu vào nhiều tình huống trong quá trình giao tiếp như:

1/ Phỏng vấn tuyển dụng: Nếu bạn là ứng viên xin việc thì ngoài việc chuẩn bị cho mình kỹ năng viết thư xin việc bằng tiếng Anh thì khả năng giao tiếp trong quá trình phỏng vấn cũng rất quan trọng để bạn thể có cơ hội thể hiện bản thân, kinh nghiệm và cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn phù hợp với vị trí công việc đó.

2/ Đàm phán và thương lượng: Trong quá trình tuyển dụng hoặc khi đề xuất hợp đồng lao động mới, tiếng Anh được sử dụng để thảo luận và đàm phán về điều kiện làm việc như mức lương, chế độ bảo hiểm, ngày nghỉ, và các chế độ phúc lợi khác. Nắm vững được các đoạn hội thoại tiếng Anh sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn trong việc đạt được thỏa thuận và bảo vệ lợi ích của cả hai bên.

3/ Đào tạo và phát triển: Nếu bạn là một HR thì tiếng Anh rất quan trọng trong quá trình đào tạo và phát triển nhân viên, việc truyền đạt kiến thức, hướng dẫn và phản hồi. Bao gồm cả việc lên kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình, và đánh giá hiệu quả.

4/ Giải quyết xung đột và quản lý hiệu suất: Trong quá trình giải quyết xung đột và quản lý hiệu suất, sử dụng tiếng Anh để thảo luận với các bên liên quan, lắng nghe phản hồi, đưa ra giải pháp và xây dựng kế hoạch cải thiện.

5/ Giao tiếp quốc tế: Trong môi trường làm việc quốc tế, hội thoại tiếng Anh chuyên ngành Nhân sự được sử dụng để trao đổi thông tin, xây dựng quan hệ với đồng nghiệp, và tạo sự thống nhất trong các chi nhánh hoặc công ty liên quan.

Học các đoạn hội thoại tiếng Anh chuyên ngành nhân sự ở đâu?

nguồn-học-tiếng-anh-ngành-nhân-sự
  1. Sách giáo trình và tài liệu chuyên ngành: Có nhiều sách giáo trình và tài liệu hướng dẫn chuyên sâu về tiếng Anh chuyên ngành Nhân sự. Bạn có thể tìm sách như “English for Human Resources” hoặc “Business English for HR Professionals” để tìm hiểu về các hội thoại, thuật ngữ và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này.
  2. Trang web và tài liệu trực tuyến: Nếu bạn là một người bận rộn không có nhiều thời gian cho việc học thì bạn có thể tìm đến các website tự học tiếng anh chuyên ngành nhân sự, các website này sẽ cung cấp cho bạn nhiều đoạn hội thoại hay về lĩnh vực này. 
  3. Tham gia các diễn đàn và cộng đồng trực tuyến: Các diễn đàn và cộng đồng trực tuyến như LinkedIn hoặc các nhóm Facebook chuyên ngành Nhân sự có thể cung cấp cơ hội để kết nối với những người khác đang có sở thích, quan tâm giống bạn trong lĩnh vực Nhân sự. Nhóm AROMA CLUBHOUSE cũng là một lựa chọn hợp lý vì khi tham gia nhóm bạn sẽ được cải thiện khả năng tiếng Anh của mình thông qua các buổi luyện nói miễn phí.

Các đoạn hội thoại tiếng Anh chuyên ngành nhân sự

Dưới đây sẽ là một vài tình huống giao tiếp mà AROMA tổng hợp cho bạn để bạn có thể dễ dàng linh động áp dụng vào trong thực tế:

Hội thoại đề bạt tăng lương:

Person A: Hi, John. Can we talk for a moment?

(Chào, John. Chúng ta có thể nói chuyện một chút được không?)

Person B: Sure, what’s on your mind?

(Chắc chắn, có chuyện gì vậy?)

Person A: Well, I’ve been thinking about my current salary, and I believe it’s time for a raise.

(Tôi đã suy nghĩ về mức lương hiện tại của mình và tôi tin rằng đến lúc tăng lương)

Person B: I understand your concern, but can you tell me why you think you deserve a raise?

(Tôi hiểu điều bạn đang băn khoăn, nhưng bạn có thể cho tôi biết tại sao bạn nghĩ mình xứng đáng được tăng lương không?)

Person A: Of course. Over the past year, I have consistently exceeded my targets and taken on additional responsibilities. I have also completed several successful projects that have brought significant value to the company.

(Tất nhiên. Trong suốt năm qua, tôi đã liên tục vượt qua mục tiêu và đảm nhận thêm trách nhiệm. Tôi cũng đã hoàn thành một số dự án thành công mang lại giá trị đáng kể cho công ty.)

Person B: That’s true, and I appreciate your hard work and dedication. However, I also need to consider the company’s overall financial situation.

(Đúng vậy, và tôi đánh giá cao sự cống hiến và nỗ lực của bạn. Tuy nhiên, tôi cũng cần xem xét tình hình tài chính tổng thể của công ty.)

Person A: I completely understand that. But I have been with the company for several years now and have gained extensive experience in my role. I believe my contributions warrant a salary adjustment.

(Tôi hoàn toàn hiểu điều đó. Nhưng tôi đã làm việc với công ty này trong vài năm và đã tích lũy được kinh nghiệm rộng rãi trong vai trò của mình. Tôi tin rằng những đóng góp của mình xứng đáng được điều chỉnh mức lương.)

Person B: I acknowledge your experience and contributions. Let me review your performance and consult with the HR department to see what options we have. I cannot guarantee anything, but I will certainly consider your request seriously.

(Tôi công nhận kinh nghiệm và đóng góp của bạn. Hãy để tôi xem xét hiệu suất làm việc của bạn và tham khảo với phòng nhân sự để xem chúng ta có các lựa chọn nào. Tôi không thể đảm bảo điều gì, nhưng tôi chắc chắn sẽ nghiêm túc xem xét yêu cầu của bạn.)

Person A: Thank you, I appreciate your willingness to consider my request. I believe that a fair and competitive salary will not only motivate me further but also ensure my continued commitment to the company.

(Cảm ơn bạn, tôi đánh giá cao sự sẵn lòng xem xét yêu cầu của tôi. Tôi tin rằng một mức lương công bằng và cạnh tranh sẽ không chỉ thúc đẩy tôi hơn nữa mà còn đảm bảo sự cam kết tiếp tục của tôi với công ty.)

Person B: I understand the importance of employee satisfaction and motivation. I will do my best to address your concerns and come up with a reasonable solution. Please give me some time to evaluate the situation.

(Tôi hiểu tầm quan trọng của sự hài lòng và động lực của nhân viên. Tôi sẽ cố gắng giải quyết mối quan ngại của bạn và đưa ra một giải pháp hợp lý. Hãy cho tôi một ít thời gian để đánh giá tình hình.)

Person A: Thank you for your understanding, and I look forward to hearing back from you. I’m confident that we can find a mutually beneficial resolution.

(Cảm ơn bạn đã hiểu, tôi mong chờ được nghe tin từ bạn. Tôi tin rằng chúng ta có thể tìm ra một giải pháp có lợi cho cả hai bên.)

Person B: You’re welcome, John. I appreciate your patience. I will get back to you as soon as I have more information. In the meantime, keep up the good work.

(Không có gì, John. Tôi đánh giá cao sự kiên nhẫn của bạn. Tôi sẽ thông báo cho bạn ngay khi có thông tin mới. Trong thời gian chờ đợi đó, tiếp tục công việc tốt của bạn nhé.)

Person A: Thank you, I will. I’ll be eagerly waiting to discuss this further.

(Cảm ơn bạn, tôi sẽ làm như vậy. Tôi mong chờ thảo luận tiếp về vấn đề này.)

Đoạn hội thoại xin nghỉ phép

Person A: Hi. I need to talk to you about something important.

(Xin chào. Tôi cần nói chuyện với bạn về một vấn đề quan trọng.)

Person B: Sure, what’s up?

(Chắc chắn, có chuyện gì vậy?)

Person A: Well, I’ve been feeling a bit burnt out lately, and I think it’s time for me to take some time off. I’d like to request a leave of absence.

(Thôi thì, gần đây tôi cảm thấy mệt mỏi và tôi nghĩ đến lúc nghỉ ngơi. Tôi muốn xin nghỉ phép.)

Person B: I understand. It’s important to prioritize your well-being. Can you let me know when you would like to take your leave and how long you plan to be away?

(Tôi hiểu. Quan trọng là bạn phải ưu tiên sức khỏe của mình. Bạn có thể cho tôi biết khi nào bạn muốn nghỉ và bạn dự định nghỉ bao lâu không?)

Person A: I was thinking of taking two weeks off starting from next Monday. This will give me enough time to recharge and come back refreshed.

( Tôi định nghỉ hai tuần bắt đầu từ thứ Hai tuần sau. Điều này sẽ cho tôi đủ thời gian để nạp lại năng lượng và quay trở lại với tinh thần mới.)

Person B: Alright, two weeks sounds reasonable. Have you considered how your absence might affect your current projects or team members?

(Được rồi, hai tuần nghe hợp lý. Bạn đã suy nghĩ về việc vắng mặt của mình có ảnh hưởng đến dự án hiện tại hoặc đồng nghiệp không?)

Person A: Yes, I’ve thought about that. I’ll make sure to delegate my tasks and responsibilities to my colleagues before I leave. I’ll also provide them with any necessary information or instructions to ensure a smooth workflow in my absence.

(Vâng, tôi đã suy nghĩ về điều đó. Trước khi tôi đi, tôi sẽ chia sẻ công việc và trách nhiệm của mình cho đồng nghiệp. Tôi cũng sẽ cung cấp cho họ bất kỳ thông tin hoặc hướng dẫn cần thiết để đảm bảo quá trình làm việc trôi chảy trong lúc tôi vắng mặt.)

Person B: That’s great. It’s important to ensure a smooth transition while you’re away. Have you checked the company’s policy regarding leaves of absence?

(Tuyệt vời. Quan trọng là đảm bảo quá trình chuyển giao suôn sẻ trong lúc bạn vắng mặt. Bạn đã kiểm tra chính sách của công ty về nghỉ phép chưa?)

Person A: Yes, I reviewed the employee handbook, and I’m aware of the policy. I will follow the necessary procedures and submit the required leave request form to HR.

(Vâng, tôi đã xem qua sách hướng dẫn cho nhân viên và tôi biết về chính sách đó. Tôi sẽ tuân thủ các thủ tục cần thiết và nộp biểu mẫu xin nghỉ phép yêu cầu đến phòng nhân sự.)

Person B: Perfect. So, have you discussed your leave plans with your immediate team members or supervisor?

(Hoàn hảo. Vậy bạn đã thảo luận với các đồng nghiệp hoặc cấp trên về kế hoạch nghỉ phép của mình chưa?)

Person A: Not yet, but I wanted to talk to you first and get your approval before informing the rest of the team.

(Chưa, nhưng tôi muốn nói chuyện với bạn trước và được bạn chấp thuận trước khi thông báo cho cả nhóm.)

Person B: I appreciate your consideration. I think it’s a good idea to inform your team members and supervisor about your leave plans. It will help them manage and plan accordingly.

(Tôi đánh giá cao sự cân nhắc của bạn. Tôi nghĩ là nên thông báo kế hoạch nghỉ phép của bạn cho các đồng nghiệp và cấp trên. Điều đó sẽ giúp họ quản lý sắp xếp công việc phù hợp.)

Person A: I understand, and I’ll make sure to communicate with them as soon as I receive your approval.

(Tôi hiểu và tôi sẽ đảm bảo thông báo cho họ ngay khi nhận được sự chấp thuận của bạn.)

Person B: I understand the importance of taking time off to recharge. I’ll review your request and get back to you with my decision as soon as possible. Thank you for bringing this to my attention.

(Tôi hiểu tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng. Tôi sẽ xem xét yêu cầu của bạn và sẽ thông báo quyết định của mình cho bạn sớm nhất có thể. Cảm ơn bạn đã nêu vấn đề này.)

Person A: Thank you for understanding. I look forward to hearing from you soon.

(Cảm ơn bạn đã hiểu, Sarah. Tôi mong chờ được nghe tin từ bạn sớm.)

Đoạn hội thoại bàn về tuyển nhân sự mới

Person A: Hi. I wanted to discuss something important regarding our current workload.

(Xin chào. Tôi muốn thảo luận về một vấn đề quan trọng liên quan đến khối lượng công việc hiện tại của chúng ta.)

Person B: Sure, what’s on your mind?

(Chắc chắn, có chuyện gì vậy?)

Person A: Well, considering the increasing workload and upcoming projects, I think it’s time for us to consider hiring additional staff. We need to expand our team.

(Chà, xem xét đến việc khối lượng công việc đang gia tăng và các dự án sắp tới, tôi nghĩ đến lúc chúng ta nên xem xét tuyển thêm nhân viên. Chúng ta cần mở rộng đội ngũ.)

Person B: I understand your concern. Can you provide more details about the positions you have in mind and the specific responsibilities they would entail?

( Tôi hiểu những lo lắng của bạn. Bạn có thể cung cấp thêm chi tiết về các vị trí mà bạn đang nghĩ đến và các trách nhiệm cụ thể mà chúng sẽ đảm nhận?)

Person A: Absolutely. I propose hiring a junior project manager to assist with project coordination and administrative tasks. This person would work closely with our current project managers and help streamline our workflow.

(Tất nhiên. Tôi đề xuất tuyển dụng một trợ lý quản lý dự án để hỗ trợ công việc phối hợp dự án và các nhiệm vụ hành chính. Người này sẽ làm việc chặt chẽ với các quản lý dự án hiện tại của chúng ta và giúp tối ưu hóa quy trình làm việc của chúng ta.)

Person B: That sounds like a good idea. Have you considered the qualifications and skills required for this position? It’s important to find someone who can quickly adapt to our team dynamics and handle the responsibilities effectively.

(Nghe có vẻ là một ý tưởng tốt. Bạn đã xem xét các yêu cầu về trình độ và kỹ năng cần thiết cho vị trí này chưa? Quan trọng là tìm được người có thể nhanh chóng thích nghi với đội ngũ và xử lý trách nhiệm hiệu quả.)

Person A: Yes, I have. I believe the ideal candidate should have strong organizational skills, attention to detail, and the ability to communicate effectively. Experience in project management or a related field would be a plus.

(Vâng, tôi đã xem xét điều đó. Tôi tin rằng ứng viên lý tưởng nên có kỹ năng tổ chức mạnh, chú trọng đến chi tiết và khả năng giao tiếp hiệu quả. Kinh nghiệm trong quản lý dự án hoặc lĩnh vực liên quan sẽ là một lợi thế.)

Person B: I agree with your assessment. How do you propose we go about the recruitment process? Should we internally post the job opening or consider external candidates as well?

(Tôi đồng ý với đánh giá của bạn. Bạn đề xuất chúng ta triển khai quá trình tuyển dụng như thế nào? Chúng ta nên đăng tuyển vị trí nội bộ hoặc xem xét ứng viên bên ngoài?)

Person A: I think we should start by internally posting the job opening and giving our current employees an opportunity to apply or refer suitable candidates. This will not only encourage growth within our team but also ensure a smooth onboarding process.

(Tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu bằng việc đăng tuyển vị trí nội bộ và cho nhân viên hiện tại cơ hội nộp đơn hoặc giới thiệu ứng viên phù hợp. Điều này không chỉ khuyến khích sự phát triển bên trong đội ngũ của chúng ta mà còn đảm bảo quá trình hòa nhập suôn sẻ.)

Person B: That’s a good approach. We should also consider external candidates to ensure a diverse pool of talent. I suggest we collaborate with the HR department to create a comprehensive job description and advertise the position through various channels.

(Đó là một cách tiếp cận tốt. Chúng ta cũng nên xem xét ứng viên bên ngoài để đảm bảo có một đội ngũ tài năng đa dạng. Tôi đề xuất chúng ta hợp tác với phòng nhân sự để tạo ra một mô tả công việc toàn diện và quảng cáo vị trí thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau.)

Person A: I completely agree. By utilizing both internal and external resources, we can find the best fit for our team. It’s important to conduct thorough interviews and assessments to ensure we select the most qualified candidates.

(Tôi hoàn toàn đồng ý. Bằng cách sử dụng cả nguồn lực nội bộ và bên ngoài, chúng ta có thể tìm được người phù hợp nhất cho đội ngũ của chúng ta. Quan trọng là tiến hành phỏng vấn và đánh giá kỹ càng để đảm bảo chúng ta chọn ứng viên có trình độ cao nhất.)

Person B: Thank you for bringing this up, and I appreciate your dedication to improving our team. Let’s move forward with the recruitment process and find the right candidate to support our growth.

( Cảm ơn bạn đã đề xuất điều này và tôi đánh giá cao sự cống hiến của bạn trong việc cải thiện đội ngũ của chúng ta. Hãy tiếp tục với quá trình tuyển dụng và tìm ứng viên phù hợp.)

Đoạn hội thoại làm quen nhân sự mới:

Giang: Good morning! Nice to meet you

(Xin chào! Rất vui được gặp anh)

John: Good morning! You are….

(Xin chào! Cô là…)

Giang: May I introduce myself? I’m Giang. I’m new here.

(Tôi có thể tự giới thiệu về mình chứ? Tôi là Giang. Tôi là nhân viên mới ở đây)

John: Oh. What’s your position?

(Ồ. Vị trí của cô là gì?)

Giang: I’m an office worker in the Human Resources Department. What’s your name?

(Tôi là nhân viên văn phòng ở Phòng Hành chính Nhân sự. Tên của anh là gì?)

John: I’m John. I’m in the IT Department.

(Tôi là john. Tôi ở phòng IT)

Giang: Yes. How long have you worked there?

( Vâng. Anh làm việc ở đây được bao lâu rồi?)

John: For 2 years. So, if you have any problem related to IT, please call me

(Khoảng 2 năm.Vậy, nếu cô có bất kỳ vấn đề nào có liên quan đến IT, vui lòng gọi tôi)

Giang: Yes. Thank you! I’m new, so I want to be received your help with the work

(Vâng. Cảm ơn anh! Tôi là nhân viên mới, vì vậy tôi muốn được nhận sự giúp đỡ của anh trong công việc)

John: No problem. Where are you going to have lunch?

(Không vấn đề gì. Cô có dự định ăn trưa ở đâu chưa?)

Giang: Uhmm… I don’t have any plans for lunch. Could you suggest some places?

(Uhmm.. Tôi chưa có bất kỳ kế hoạch ăn trưa nào. Anh có thể gợi ý cho tôi vài địa điểm được không?)

John: You can have lunch at Café on the 13th floor or go out with me

(Cô có thể ăn trưa tại Café tầng 13 hoặc ra ngoài cùng tôi)

Giang: If you don’t mind, I’m willing to go with you for lunch

(Nếu anh không phiền, tôi sẵn lòng đi ăn trưa cùng anh)

John: Really? This is my honor to go with a beautiful girl

(Thật à? Đó là vinh hạnh của tôi khi được đi cùng với một cô gái xinh đẹp)

Giang: Thank you!

(Cảm ơn!)

John: OK. See you at 11:30 a.m in front of the gate

(OK. Hẹn cô vào lúc 11:30 trước cổng nhé)

Giang: OK. Have a good working day!

(OK. Chúc anh một ngày làm việc tốt lành)

John: You too.

(Cô cũng vậy!)

Trên đây là các đoạn hội thoại tiếng Anh chuyên ngành Nhân sự để giúp bạn cải thiện trình độ tiếng Anh của mình, có thể tự nhiên giao tiếp. Hy vọng những chia sẻ trên của AROMA đã giúp ích được phần nào cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về lĩnh vực này.

Nếu như bạn vẫn đang loay hoay tìm cho mình một khoá học để cải thiện tiếng Anh giao tiếp cho công việc hoặc đời sống hằng ngày thì hãy liên hệ với AROMA để được tư vấn cụ thể nhé!


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


sticky content